Tái Định Cư Là Gì ? Tìm Hiểu Thông Tin Về Tái Định Cư

Ngày nay, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng nhanh chóng nên nhà nước buộc phải thu hồi một số đất, nhà cửa hay tài sản của người dân để phục vụ cho lợi ích cho quốc gia, xã hội hay an ninh quốc phòng.

Hơn nữa, nhà nước cũng có nhiều chính sách bồi thường cho người dân ở những nơi mà phần đất, nhà cửa hay tài sản bị thu hồi theo quy định của nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều người dân chưa hiểu rõ về những quy định hay điều kiện để có thể sinh sống hay mua bán ở khu tái định cư.

Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về tái định cư là gì ở bài viết dưới đây.

tái định cư là gì
Giải pháp cải tạo xây mới chung cư xuống cấp

Tái định cư là gì?

Tái định cư là chính sách của nhà nước giúp bạn ổn định cuộc sống một cách nhanh chóng nhất khi bạn là chủ sở hữu trên những phần đất, nhà hay tài sản mà gắn với những đất bị thu hồi theo quy định của nhà nước. Hơn nữa, tái định cư thông thường đều được bồi thường theo những hình thức như sau: nhà xây sẵn, nhà tái định cư,…

Phân loại tái định cư

Hiện nay, tái định cư được phân theo 2 hình thức với những đặc điểm khác nhau mà chúng ta có thể tìm hiểu ở dưới đây.

Theo hình thức

Trong tái định cư theo hình thức cũng được phân theo những loại khác nhau để có thể bồi thường phù hợp theo chính sách nhà nước như:

  • Chính sách dân dịch chuyển giữa ngoại thành và nội thành
  • Chính sách dịch chuyển dân vào vùng đô thị hóa

Do đó, với những chính sách kể trên thì những chủ sở hữu phần đất mà bị nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường dưới hình thức tái định cư tại chỗ. Đồng thời, hình thức tái định cư tại chỗ được hiểu nôm na là khi bị thu hồi đất chủ sở hữu những tài sản, đất hay nhà sẽ được bố trí sinh sống tại nơi mà đất bị thu hồi. Không chỉ vậy, diện tích thu hồi đất thường rất rộng vì được thu hồi từ nhiều chủ sở hữu khác nhau với diện tích khác nhau. Do đó, đất được đền bù cho chủ sở hữu đất bị thu hồi thường có thể là đất của chủ sở hữu hay là phần đất của chủ sở hữu khác tương ứng với phần đất mình bị thu hồi.

Ngoài ra, tái định cư theo hình thức đều được thực hiện theo quy định của nhà nước về luật đất đai vào năm 2013 ở khoản 86 như sau:

“Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng”

Theo nguyện vọng

Không chỉ tái định cư theo hình thức được phân chia thành nhiều loại mà tái định cư theo nguyện vọng cũng được phân thành nhiều loại khác nhau như tự phát, tự giác và cưỡng bức tái định cư. Hơn nữa, những loại tái định cư khác nhau thì cũng có những đặc điểm khác nhau như sau:

  • Tái định cư tự phát: Đây là dạng định cư thường được tự phát giữa những chủ sở hữu mà không nằm trong những quy hoạch của nhà nước.
  • Tái định cư tự giác: Đây là dạng tái định cư mà khi thực hiện các dự án phát triển nhà, người dân sở hữu đất sẽ chấp hành kế hoạch hay phương thức tạo lập chỗ ở một cách tự giác.
  • Cưỡng bức tái định cư: Đây là dạng tái định cư được thực hiện khi người dân sở hữu đất không đồng ý với những chính sách hay hỗ trợ mà nhà nước đưa ra.

Mặt khác, người sở hữu đất cần phải biết mình đang thuộc dạng tái định cư nào để thực hiện hay biết đến những điều kiện để mình có thể được ở nhà tái định cư. Vì vậy hãy tìm hiểu về điều kiện để ở nhà tái định cư ở bên dưới.

Điều kiện để được ở nhà tái định cư là gì?

Như đã biết về nhà tái định cư được cấp khi chủ sở hữu những phần đất, nhà hay tài sản nằm trong diện bị nhà nước thu hồi theo quy định. Đồng thời, tái định cư đều được thực hiện cho toàn bộ công dân Việt Nam bất kể người chủ sở hữu hiện đang ở Việt Nam hay đang định cư nước ngoài. Tuy nhiên, không có quá nhiều trường hợp sẽ đủ điều kiện để được ở nhà tái định cư nhưng nếu thỏa mãn toàn bộ điều kiện theo nghị định số 47/2014/NĐ-CP  điều 6 thì sẽ được cấp nhà ở hay đất trong khu tái định cư.

Ngoài ra, những trường hợp mà chủ sở hữu đất, nhà ở hay tài sản trong phần đất bị nhà nước thu hồi theo quy định được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Chủ sở hữu đất bị thu hồi toàn bộ phần đất hay phần còn lại của đất không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND hoặc chủ sở hữu không còn nơi ở nào trong phần đất bị thu hồi thì sẽ được bồi thường bằng hình thức đất hay nhà ở trong khu tái định cư.

Trường hợp 2: Chủ sở hữu đất bị thu hồi toàn bộ phần đất hay phần đất còn lại không đủ điều điện để ở theo quy định của UBND tỉnh mà vẫn còn đất ở trong địa bàn có phần đất bị thu hồi thì sẽ được bồi thường dưới hình thức tiền mặt.

Lưu ý: Nếu người chủ sở hữu đất đều thỏa mãn 2 trường hợp trên nhưng không có nguyện vọng được bồi thường bằng đất hay nhà ở trong khu tái định cư thì nhà nước cũng sẽ bồi thường dưới hình thức là tiền mặt.

Nhà ở tái định cư có giống nhà xã hội

Nhà ở tái định cư hay nhà ở xã hội đều là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và đều được quy định cụ thể trong luật nhà ở năm 2014 ở những điều khoản như điều 3 khoản 6 và điều 3 khoản 7. Hơn nữa, những quy định được viết rất rõ trong luật nhà ở như sau:

  • Nhà ở tái định cư là nhà mà được nhà nước cấp khi chủ sở hữu có phần đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
  • Nhà ở xã hội là nhà ở của những đối tượng mà nhà nước hỗ trợ theo những chính sách của luật nhà ở.

Thế chấp nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội

Ngoài sự khác nhau về hình thức 2 loại nhà thì còn có điểm giống nhau về quy định thế chấp đó là người mua hay thuê cần phải thực hiện thế chấp với ngân hàng để mua hay thuê đối với căn nhà thế chấp. Hơn nữa, mỗi loại nhà đều có những điều kiện khi thế chấp khác nhau như sau:

Nhà ở tái định cư

  • Đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà theo quy định của pháp luật
  • Ngôi nhà không có những tranh chấp hay khiếu nại về quyền sở hữu và đối với những nhà có thời hạn sở hữu nhất định thì trước khi thế chấp thời hạn sở hữu của bạn phải còn.
  • Không vi phạm pháp luật Việt Nam hay trong thời gian thi hành án
  • Không thuộc những đối tượng có thông báo thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ nhà của nhà nước
nhà ở tái định cư
Nhà ở tái định cư

Nhà ở xã hội

  • Đã hoàn thành các khoản thuê hay mua căn nhà theo quy định trên hợp đồng
  • Thanh toán hoàn tất từ thời điểm mua đến thời điểm thế chấp là 5 năm
  • Ngôi nhà thuế chấp phải được cấp đầy đủ giấy chứng nhận
Nhà ở xã hội khách gì với nhà ở tái định cư là gì
Nhà ở xã hội khách gì với nhà ở tái định cư là gì

Vì thế, cần hiểu rõ về những điều kiện kể trên, tránh những sai lầm khi cần thế chấp với ngân hàng đối với 2 loại nhà đó là nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư.

Ưu điểm và nhược điểm khi mua nhà tái định cư

Ngoài ra, trước khi mua nhà ở tái định cư thì cũng cần phải biết được những ưu điểm và khuyết điểm của nhà ở tái định cư như thế nào. Vì thế, hãy cùng tham khảo những ưu điểm và khuyết điểm của tái định cư là gì ở dưới đây.

Ưu điểm

  • Trong những trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thường được ưu tiên hơn những trường hợp khác.
  • Giá thành của nhà tái định cư thường không quá cao so với giá bán ra
  • Nếu trường hợp được tái định cư chung cư thì giá còn thấp hơn so với tái định cư mặt đất

Nhược điểm

  • Thông thường nhà ở tái định cư thì sẽ không được ở những vị trí trung tâm thành phố và khó có thể đảm bảo được môi trường sống tốt nhất.
  • Tiêu chuẩn cùng với tiện ích không quá nhiều so với nhiều loại nhà ở khác.
  • Hạn chế về mặt diện tích

Những điều cần biết khi mua nhà tái định cư

Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc mua bán thì cũng cần tìm hiểu về những điều kiện hay thủ tục để việc mua bán diễn ra xuôn xẻ hơn. Do đó, hãy tìm hiểu về những điều mà khi mua nhà ở tái đinh cư cần phải biết ở dưới đây.

Điều kiện

Những điều kiện để người sở hữu nhà ở tái định cư được phép giao dịch phải kể đến như sau:

  • Có đầy đủ giấy chứng nhận sở hữu theo quy định của pháp luật
  • Không vướng những vấn đề tranh chấp hay khiếu nại về quyền sở hữu
  • Không vi phạm hay bị kê biên về thi hành án hay hành chính
  • Không thuộc trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền thông báo thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ

Thủ tục

Thủ tục khi mua bán nhà ở tái định cư cũng không quá phức tạp chỉ cần đầy đủ những yêu cầu sau đây:

  • Thỏa thuận của các bên liên quan phải được soạn thảo thành hợp đồng và ghi đầy đủ vào trong văn bản
  • Cần thực hiện công chứng đối với các giấy tờ hay hợp đồng ở văn phòng công chứng hay UBND xã nơi đang cư trú
  • Cần nộp hồ sơ đề nghị lên cơ quan chức năng đã cấp giấy chứng nhận
  • Đóng toàn bộ các khoản thuế cá nhân đối với việc chuyển nhà, đồng thời sẽ được miễn trừ toàn bộ khoản thuế cá nhân nếu thuộc các trường hợp quy định trong khoản 1 và 2 điều 4 của luật thuế
  • Lệ phí trích bạ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp được miễn thuế như trong quy định ở điều 9 nghị định 140/2016
  • Hoàn thành toàn bộ thủ tục thì cần đến cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người mua

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin thu thập để trả lời được câu hỏi tái định cư là gì. Hy vọng với những thông tin bổ ích bên trên mà những chủ sở hữu đất, nhà hay tài sản bị nhà nước thu hồi theo quy định sẽ hiểu rõ những gì mình cần làm.

Tham khảo thêm tại đây.

Kinh Nghiệm Chọn Căn Hộ 1 Phòng Ngủ Ưng Ý

Trước đây, mọi người vẫn quan niện: ‘Mua căn hộ 1 phòng ngủ thì chẳng thà đi thuê còn tốt...

Có 3 Tỷ Nên Mua Nhà Đất Hay Chung Cư?

Thông qua bài viết này, nghemoigioi.vn sẽ mang đến cho bạn những phân tích chi tiết nhất về vấn đề...

1 hecta bằng bao nhiêu công? Cách quy đổi diện tích đất

1 hecta bằng bao nhiêu công hay 1 công bằng bao nhiêu mét vuông? Có thể còn nhiều người chưa...

Căn Hộ Mini Là Gì? Kiến Thức Về Đầu Tư Căn Hộ Mini

Căn hộ mini - Loại hình nhà ở đang được rất nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây,...

Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai

Ở nước ta, nhà ở hình thành trong tương lai là một trong những loại hình phổ biến hiện nay....

Đà Nẵng Nên Mua Đất Ở Đâu Để Đầu Tư Hiệu Quả?

Nếu muốn đầu tư thì Đà Nẵng nên mua đất ở đâu? Hẳn đây sẽ luôn là câu hỏi canh...

Căn Hộ Dual Key – Sức Hấp Dẫn Cho Giới Đầu Tư

Các đơn vị thiết kế xây dựng nhà ở đã cho ra đời nhiều loại hình căn hộ tiện nghi...

Khu công nghiệp là gì? Điểm thu hút của các khu công nghiệp

Với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, khu công nghiệp hiện đang góp một phần quan trọng...