Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì? Những Thông Tin Liên Quan

Quy hoạch sử dụng đất là phạm trù kiến thức khá quan trọng mà nhà đầu tư cần chuẩn bị trước khi thực hiện giao dịch mua bán. Bài viết này chia sẻ về quy hoạch sử dụng đất là gì cùng những kiến thức quý giá giúp nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ kiến thức vững vàng trước khi tìm hiểu mọi giao dịch liên quan.

Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì ?

Khi phát sinh các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, bên cạnh việc xem xét về vấn đề quyền sở hữu hợp pháp thì vấn đề về quy hoạch sử dụng đất là một yếu tố then chốt và quan trọng mà tất cả các nhà đầu tư bất động sản đều đặc biệt quan tâm.
Đất nền được nhà nước quy hoạch sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như: quy hoạch công cộng, quy hoạch cây xanh, quy hoạch nhà vườn tái định cư, quy hoạch đất ở đô thị, quy hoạch giao thông…
Hiểu thế nào về quy hoạch sử dụng đất cho đúng và đầy đủ nhất là câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu. Hôm nay, Nghemoigioi xin chia sẻ với quý nhà đầu tư và bạn đọc chủ đề

Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì ?

Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì ?
Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì ?
Để tìm hiểu một cách thật chi tiết và đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất. Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm quy hoạch sử dụng đất và các khái niệm liên quan.
Theo căn cứ các quy định tại khoản 2, 3 Điều 3, luật đất đai năm 2013, chúng ta có thể hiểu khái niệm về quy hoạch sử dụng như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng theo chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, an sinh, quốc phòng của từng địa phương, bằng hệ thống các giải pháp về kinh tế và kỹ thuật cùng hệ thống pháp chế của nhà nước về việc tổ chức sử dụng, quản lý đất đai sao cho phù hợp, hiệu quả.
Các quy hoạch sử dụng đất được chia theo các giai đoạn: giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, tùy theo thực tế phát triển thực tế tại mỗi địa phương.
Để có những quy hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, địa phương phải tiến hành nghiên cứu về vị trí, dân cư, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất. Từ đó đưa ra các đề xuất quy hoạch hỗ trợ việc phát triển của từng khu vực, để tạo nên sự phát triển đồng bộ cho tổng thể quy hoạch nói chung.
Mọi hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt của cong người đều gắn liền với các đơn vị lãnh thổ. Do đó, quy hoạch sử dụng đất là một khái niệm thể hiện được 3 tính chất: tính kinh tế, kính kỹ thuật và tính pháp chế.
Tính kinh tế:
Quy hoạch sử dụng đất là gì
Tính kinh tế
Tính kinh tế được thể hiện thông qua việc sử dụng nguồn đất một cách hiệu quả.
Tính kỹ thuật:
Quy hoạch sử dụng đất là gì
Tính kỹ thuật
Tính kỹ thuật bao gồm các vấn đề về điều tra khảo sát, lập bản đồ quy hoạch và xử lý các số liệu.
Tính pháp chế:
Quy hoạch sử dụng đất là gì
Quy hoạch sử dụng đất là gì
Vấn đề pháp lý về mục đích và quyền sở hữu, sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo việc sử dụng và quản lý đất theo các quy định của pháp luật.
Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu Quy hoạch sử dụng đất là quá trình điều chỉnh và tổ chức sử dụng đất như một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng tối ưu nhất cho toàn xã hội.

Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất hợp lý góp phần ngăn chặn các vấn đề về tranh chấp, lấn chiếm, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời nếu làm tốt vấn đề quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Vai trò quy hoạch sử dụng đất.

Chúng ta có thể khẳng định quy hoạch sử dụng đất là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ riêng mỗi địa phương, mà nó là vấn đề của mỗi quốc gia. Vì nó giữ những vai trò quan trọng như sau:
  • Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch có tính tổng thể. Bởi vì tất cả mọi quy hoạch như: quy hoạch phát triển đô thị, ngành nghề, phát triển vùng… để phải căn cứ dựa trên quy hoạch bố trí sử dụng đất.
  • Là căn cứ quan trọng của mọi kế hoạch sử dụng đất. Các kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội của từng địa phương hoặc của quốc gia đề phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất.
  • Là căn cứ để thực hiện quản lý Nhà nước trên từng địa bàn quy hoạch.
  • Quy hoạch sử dụng đất sẽ hạn chế tối đa tình trạng sử dụng đất tự phát, trái phép.
Nguyên tắc lập QH – KH sử dụng đất.
Căn cứ theo luật đất đai năm 2013, thì các khái niệm trên được quy định như sau:
Việc lập quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo 8 nguyên tắc như sau:
  • Quy hoạch phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển KT – XH, AN – QP.
  • Quy hoạch phải được lập từ tổng thể đến chi tiết, có sự liên kết giữa các cấp, giữa các vùng miền.
  • QHSDĐ đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả.
  • Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên của quốc gia, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
  • Bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh.
  • Công khai, minh bạch và dân chủ.
  • Đảm bảo tỷ lệ quỹ đất phục vụ cho an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực.
  • Đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tổng thể được phê duyệt.
Hệ thống quy hoạch (QH) và kế hoạch (KH) sử dụng đất gồm 5 vấn đề như sau:
  • QH -KH sử dụng đất quốc gia.
  • QH -KH sử dụng đất cấp tỉnh.
  • QH -KH sử dụng đất ở cấp huyện.
  • QH -KH sử dụng đất quốc phòng.
  • QH -KH sử dụng đất cho an ninh và quốc phòng.
Không những thế, vấn đề quy hoạch sử dụng đất cũng cần hướng tới khai thác hợp lý nguồn TNTN của quốc gia.
Bên cạnh đó, nội dung phân bổ, sử dụng đất cần phải được thống nhất với các quy hoạch ngành của quốc gia, của vùng.
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo 4 nguyên tắc:
  • Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất cùng cấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Phù hợp với sự phân bổ, khoanh vùng đất đai trong tổng thể quy hoạch của tỉnh.
  • Đảm bảo được tính tiết kiệm, hiệu quả và khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa hợp lý và bảo vệ môi trường, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
  • Đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tổng thể được phê duyệt.
Quy định về kỳ QH – KH sử dụng đất.
Căn cứ điều 37, luật đất đai năm 2013, quy định về thời kỳ, kế hoạch sử dụng đất chi tiết như sau:
  • Nếu thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, thì tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất của quốc gia từ 30 đến 50 năm, cấp huyện từ 20 đến 30 năm.
  • Nếu thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, đất quốc phòng, đất an ninh là 5 năm, thì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là hàng năm.

Hệ thống QH – KH sử dụng đất.

Việc quy hoạch sử dụng đất bao gồm các cấp: quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và an ninh.
Riêng quy hoạch sử dụng đất cấp tính được thực hiện theo phương án phân bổ và khoanh vùng theo chức năng từng loại đất.
Kế hoạch sử dụng đất gồm có: kế hoạch sử dụng cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện, an ninh và quốc phòng.
Thời gian quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn 30 đến 50 năm đối với cấp quốc gia và từ 20 đến 30 năm ở cấp tỉnh.
Thời gian kế hoạch sử dụng đất ít hơn 5 năm so với thời gian về quy hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, đất an ninh và quốc phòng.
Thời gian kế hoạch sử dụng đất ít hơn 1 năm so với thời gian về quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện.
Căn cứ để lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia:
  • Căn cứ vào tiềm năng về đất, hiện trạng đang được sử dụng và thực tế còn lại.
  • Căn cứ vào ưu và nhược điểm của quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước, để có hướng khắc phục các nhược điểm và phát huy ưu điểm đang có. Từ đó đưa có các phương án quy hoạch hiệu quả hơn.
  • Xác định nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực để có phương án cân đối cho phù hợp, đảm bảo được sự phát triển của các ngành và lĩnh vực đó.
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần căn cứ theo các tiêu chí:
  • Căn cứ theo kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm hoặc hàng năm của cả nước.
  • Căn cứ theo kế quả sử dụng đất của thời kỳ trước.
  • Căn cứ theo nội dung và kết quả đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm, từ đó đưa ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện.
Căn cứ để lập QH – KH sử dụng đất ở cấp huyện:
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở cấp huyện dựa trên cơ sở của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và điều kiện thực tế tại địa phương như: Hiện trạng đất, kết quả thực hiện quy hoạch ở thời kỳ trước, định hướng và mục tiêu phát triển của từng địa phương.
Nhà nước thống nhất vấn đề quản lý đất đai theo đúng quy hoạch và pháp luật.
  • Nhà nước ban hành và sửa đổi luật đất đai
  • Nhà nước xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ TW đến từng địa phương
  • Nhà nước ban hành các chủ trương và quy hoạch sử dụng đất.
  • Nhà nước luôn ưu tiên việc bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:
  • Nhà nước có các chính sách tạo điều kiện, phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối luôn có quỹ đất để sản xuất.
  • Việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch tổng thể.
  • Nhà nước ban hành các quy định về việc chuyển nhượng đất chuyên trồng lúa nước. Nhà nước có các chính sách khuyến khích tổ cá nhân, tổ chức thực hiện khai hoang, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để sử dụng vào mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và thủy hải sản.
  • Đồng thời, nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi mở rộng khu dân cư từ đất nông, lâm nghiệp và đất trồng lúa.
Qua các khái niệm cơ bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như trên. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề được nhà nước thực hiện có kế hoạch và đầu tư vô cùng lớn, nhằm đem đến lợi ích cho toàn dân và toàn xã hội, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hy vọng bài viết từ Nghemoigioi đã đem đến cho quý nhà đầu tư và bạn đọc những thông tin hữu ích với chủ đề : Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì?
Quý khách hàng và bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về các chủ đề khác như:

Đất DSH Là Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Về Đất DSH

Những công trình nhà chung cộng đồng này được bố trí và xây dựng trên một khu đất chuyên dụng,...

đất nền là gì

Đất nền là gì? Những lưu ý quan trọng khi mua đất nền

Đất nền là gì? Vì sao đầu tư dự án đất nền lại được ưa chuộng như vậy? Khi mua...

Khu tái định cư là gì? Thông tin cần biết về đất tái định cư

Khu tái định cư là gì? Có những loại hình tái định cư nào? Cần lưu ý gì khi mua,...

kinh nghiệm nhận nhà chung cư

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư mà bạn cần phải biết rõ

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư là nội dung quan trọng người mua cần lưu ý để đảm bảo các...

môi giới là gì

Môi giới là gì? Tìm hiểu chi tiết về người môi giới hiện nay

Môi giới là gì? Đây là một cụm từ không hề xa lạ với những người kinh doanh hoặc các...

chi phí ở chung cư mỗi tháng

Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu? Các loại chi phí

Chi phí ở chung cư mỗi tháng hết bao nhiêu? Đây chắc hẳn là một vấn đề được rất nhiều người...

phí sang tên nhà chung cư

Phí sang tên nhà chung cư cập nhật mới nhất năm 2023

Bạn đang không biết phí sang tên nhà chung cư bao gồm những loại phí nào? Các bạn đừng quá lo...

Căn hộ Dual Key là gì? Kiến Thức Về Căn Hộ Dual Key

Thị trường bất động sản tại Việt Nam rất “hot”, nhu cầu nhà ở thì tăng nhưng quỹ đất lại...