Chu kỳ bất động sản diễn biến như thế nào? Dự đoán chu kì mới

Chu kỳ bất động sản hiện nay đang diễn ra như thế nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, Nghemoigioi.vn sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn tổng quan nhất của chu trình bất động sản. Các bạn hãy tham khảo ngay nội dung ở bên dưới đây nhé!

1. Chu kỳ bất động sản là gì?

Trước hết, bạn cần hiểu chu kỳ là một khoảng thời gian được lặp đi lặp lại của một sự việc hoặc là thời gian kết thúc một chu trình nào đó. Khi đó, chu kỳ sở hữu đơn vị đo đó chính là đơn vị thời gian. Ngoài ra, mọi người nên biết bất động sản là tài sản không thể di dời được, bao gồm đất đai và các khối tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời với đất đai và được xác định bởi vị trí địa lý của đất.

Hiện nay, chu kỳ bất động sản có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng bạn có thể hiểu là một vòng đời của bất động sản. Mỗi một chu kỳ được kéo dài từ 7 – 9 năm cũng như trả qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bao gồm phục hồi, tăng trưởng, bùng nổ và cuối cùng là suy thoái, đóng băng.

chu kỳ bất động sản
Nền kinh tế đang trên đà phát triển tốt thì hoạt động mua bất động sản của người tiêu dùng được thúc đẩy hơn

2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến chu kỳ BĐS

Những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ bất động sản là gì? Cùng tìm hiểu ngay thông tin được chúng tôi tổng hợp bên dưới ngay nhé!

2.1. Dân số

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ BĐS đó là dân số. Sự tăng trưởng của dân số càng cao thì nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo. Qua đó, thị trưởng kinh doanh bất động sản sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

chu kỳ bất động sản
Sự tăng trưởng của dân số càng cao thì nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo

2.2. Lãi suất

Trong bối cảnh kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì lãi suất có tầm ảnh hưởng lớn đến sức mua của người dân có nhu cầu mua nhà ở. Trong trường hợp lãi suất ngân hàng cao sẽ cản trở con người có ý định mua căn nhà. Nếu lãi suất thấp, đồng nghĩa với việc chi phí tài trợ sẽ rẻ hơn. Đây chính là động lực giúp người dân, nhà môi giới đầu tư vào đất đai.

chu-ky-bat-dong-san
Lãi suất có tầm ảnh hưởng lớn đến sức mua của người dân có nhu cầu mua nhà ở.

2.3. Yếu tố tự nhiên

Nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ bất động sản tiếp theo đó chính là yếu tố tự nhiên. Những yếu tố liên quan đến vị trí của bất động sản cũng như kích thước và diện tích bất động sản dễ dàng tác động đến giá trị, hướng phát triển của bất động sản.

chu kỳ bất động sản
Những yếu tố tự nhiên tác động đến hướng phát triển của bất động sản

2.4. Nền kinh tế chung

Khi nhắc đến nhân tố dự đoán chu kì thị trường nhà ở thì không thể không nhắc đến tình hình kinh tế chung. Nền kinh tế đang trên đà phát triển tốt hoặc có xu hướng đi lên thì hoạt động mua bất động sản của người tiêu dùng được thúc đẩy hơn. Bởi vì, người mua sẽ cảm nhận được giá trị tài sản của mình có thể tăng lên nhiều lần. Trong trường hợp kinh tế suy thoái thì thị trường này cũng bị suy sụp.

chu kỳ bất động sản
Nền kinh tế đang trên đà phát triển tốt thì hoạt động mua bất động sản của người tiêu dùng được thúc đẩy hơn

2.5. Chính sách của chính phủ 

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến chu kỳ của thị trường này là chính sách của chính phủ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành những văn bản pháp luật. Việc này nhằm để điều tiết hoạt động liên quan đến thị trường bất động sản. Chính vì thế, nhà đầu tư phải có cho mình một hướng phát triển phù hợp với chính sách của nhà nước.

chu-ky-bat-dong-san
Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ bất động sản

3. Chu kỳ bất động sản được xác định như thế nào?

Chu kỳ bất động sản đã được xác định như thế nào? Dưới đây cách xác định mà mọi người có thể tham khảo.

  • Đầu tiên, Việt Nam phải có một nền kinh tế tăng trưởng giữ mức ổn định. Mức độ tăng trưởng này cao hay thấp sẽ quyết định chu kỳ bất động sản dài hay ngắn.
  • Thứ hai, nước ta luôn đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành bất động sản. Qua đó, những hoạt động giao dịch và đầu tư cũng được tạp điều kiện thuận lợi hơn.
  • Thứ ba, hoạt động tiền tệ được nới lỏng thì tốc độ tăng trưởng diễn ra nhanh hơn. Đơn cử như khi lãi suất được duy trì ở mức thấp hoặc cung tiền được nới lỏng.
chu kỳ bất động sản
Nước ta luôn đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành bất động sản

4. Các chu kỳ bất động sản

Trước khi đi tìm hiểu các chu kì của thị trường này thì hãy cùng Nghemoigioi.vn tóm tắt chu kỳ của bất động sản diễn ra ở Việt Nam.

Thời kỳ Các dấu mốc quan trọng

Sự tăng trưởng năm 1993 – 1996

  • Năm 1993, luật đất đai đã được nhà nước ta ban hành. Đồng thời, nước ta cũng đã thực hiện chính sách mở cửa để nền kinh tế đi lên.
  • Năm 1995, nước ta đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
  • Năm 1995, Việt Nam gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á.
Sự suy thoái năm 1997-1999
  • Vào những năm 1997 – 1998 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á.
Sự tăng trưởng năm 2000-2002
  • Năm 2001, hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết.
Suy thoái năm 2003-2006
  • Năm 2003, nước ta cho ban hành luật đất đai.
Tăng trưởng năm 2007-2008
  • Năm 2006, Việt Nam tham gia tổ chức WTO.
Suy thoái năm 2009-2013
  • Năm 2008, kinh tế toàn cầu bị suy thoái.
Tăng trưởng năm 2014-2017
  • Năm 2013, nhà nước tung gói kích cầu với giá trị là 30 nghìn tỷ
  • Năm 2014, nước ta cho người nước ngoài mua bất động sản.
Suy thoái năm 2018 đến nay
  • Năm 2018, việc rà soát pháp lý dự án do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu.

4.1. Chu kỳ bất động sản thứ 1: 1993 – 1999

Những năm 1993-1995 là giai đoạn tăng trưởng của bất động sản. Từ khi luật đất đai được ra đời năm 1993 thì thị trường này mới được định hình một cách rõ ràng nhất. Thời kỳ này cũng là giai đoạn đầu mở cửa của nền kinh tế nước ta. Đồng thời, vào năm 1995 Việt Nam đã ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á.

Vào những năm 1997- 1999 đây là giai đoạn suy thoái. Đặc biệt là năm 1996 châu Á đã có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng. Do là mới trong giai đoạn mở cửa nên Việt Nam không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế này. Nhưng, do cuộc khủng hoảng tiền tệ đó đã làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Vì thế, thị trường bất động sản cũng không tránh khỏi sự suy thoái này.

4.2. Chu kỳ bất động sản thứ 2: 2000 – 2006

Những năm 2000-2002 là giai đoạn tăng trưởng. Ngoài ra, đây cũng chính là khoảng thời gian nước ta tích cực hội nhập và phát triển kinh tế. Đặc biệt, năm 2001 Việt Nam đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ. Từ đó, kinh tế nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường bất động sản cũng chuyển mình mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đến những năm 2003-2006 thì thị trường bất động sản bị suy thoái. Cụ thể vào năm 2003 giới bất động sản sở hữu số lần giao dịch thành công giảm 28% và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục suy giảm.

4.3. Chu kỳ bất động sản thứ 3: 2007 – 2013

Đến những năm 2007 – 2009 thị trường đã tăng trưởng trở lại. Đặc biệt, năm 2006 nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Vì thế, giới bất động sản đã được hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2007 – 2008.

Cho đến năm 2009-2013 thì thị trường bị suy thoái. Nền kinh tế toàn thế giới một lần nữa rơi vào cuộc khủng hoảng, kéo theo thị trường bất động sản cũng bị xuống dốc. Nhiều chủ đầu tư bất động sản rơi vào tình trạng nợ xấu tăng. Qua đó, thị trường ngày càng ảm đạm và đóng băng vào năm 2011- 2013.

chu kỳ bất động sản
Những năm 2007 – 2009 thị trường đã tăng trưởng trở lại.

4.4. Chu kỳ bất động sản thứ 4: 2014 đến nay

  • 2014-2017 tăng trưởng trở lại.

Nhà nước ta đã tung gói tín dụng 30 nghìn tỷ vào năm 2013 nhằm giúp đỡ người dân mua nhà giá rẻ.  Ngoài ra, năm 2014 nước ta đã bắt đầu cho phép người nước ngoài được mua bất động sản tại Việt Nam. Qua đây, ngành bất động sản đã được thúc đẩy tăng trưởng trở lại.

  • 2018 – nay suy thoái

Thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống vào năm 2018. Bởi lẽ, các cơ quan thẩm quyền đã tiến hành rà soát tính pháp lý một loạt dự án. Hơn nữa, chính sách siết chặt tín dụng của những ngân hàng nhà nước đối với các chủ đầu tư.

chu-ky-bat-dong-san
Thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống vào năm 2018.

5. Thực trạng BĐS Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tỷ lệ diện tích nhà ở bình quân đầu người của nước ta là 25m2/đầu người (cuối năm 2021). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với nhiều quốc gia phát triển khác. Vì thế, đến năm 2030 Chính phủ nước ta đặt mua tiêu tỷ lệ diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 30m2/người.

Năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt 40,4% đã tăng hơn 6,4% so với năm 2014. Nhưng, tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với những nước trên thế giới. Hơn nữa, GDP của nước ta đã tăng từ mức 35.06 tỷ USD (2002) lên 362.6 tỷ USD (2021). Vì thế, GDP bình quân đầu người tăng gần 3,6 lần từ 2002 đến 2021.

chu kỳ bất động sản
Năm 2014, nước ta đã đạt tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 22% lên 33%

6. Dự báo thị trường BĐS 2023-2024

Các chính sách tiền tệ của nước ta đang dần thu hẹp lại. Đồng thời, luật đất đai cũng đang chuẩn bị được ban hành vào năm 2024. Hơn nữa, nền kinh tế của nước ta cũng đã dần tăng trở lại sau khi bị sụt giảm vào năm 2020 – 2021. Vì thế, giá bất động sản trong giai đoạn này vẫn chưa hạ sức nóng nên cơ hội tăng trưởng sẽ khó hơn. Dự đoán, thị trường này sẽ có 2 kịch bản xảy ra:

  • Kịch bản 1: Trong những năm 2023 – 2024, giới bất động sản sẽ sụt giảm khoảng 20 – 30%. Ngay sau đó, thị trường sẽ từ đáy đi lên và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2026 – 2028.
  • Kịch bản 2: Ngành bất động sản sẽ đi ngang và tích lũy không giảm, chờ giá trị thặng dư của người dân tăng mạnh trở lại vào 2025 – 2027.
chu kỳ bất động sản
Trong những năm 2023 – 2024, giới bất động sản sẽ sụt giảm khoảng 20 – 30%.

Như vậy, Nghemoigioi.vn đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin liên quan đến chu kỳ bất động sản. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có cái nhìn đầy đủ nhất về thị trường bất động sản trong những năm tới. Nếu có gặp khó khăn gì về chủ đề này thì hãy bình luận dưới bài viết để được nhận sự tư vấn chi tiết nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Sổ tạm trú là gì? Hướng dẫn đăng ký sổ tạm trú đầy đủ nhất

Khi hỏi " Sổ tạm trú là gì?" các bạn thường nhận được một câu trả lời mơ hồ, không...

kinh nghiệm nhận nhà chung cư

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư mà bạn cần phải biết rõ

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư là nội dung quan trọng người mua cần lưu ý để đảm bảo các...

lướt cọc

Lướt cọc là gì? Những lưu ý khi lướt cọc để tránh rủi ro

Lướt cọc là hình thức đầu tư hấp dẫn đang được nhiều người quan tâm. Đây là một trong những...

secondhome là gì

Secondhome là gì? Tiềm năng cực kì lớn của loại hình BĐS này

Secondhome là gì? Hiện nay secondhome là một trong những xu thế đầu tư được rất nhiều người quan tâm....

Đất HNK Là Gì? Quy Định Đầu Tư Ra Sao?

Khi đọc các bản đồ nhà đất hiện nay, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp cụm từ HNK. Vậy...

sky villa là gì

Sky Villa là gì? Đặc điểm và ưu điểm loại hình BĐS Sky Viila này

Sky Villa là gì? Đặc điểm của loại hình nhà này như thế nào? Sự khác biệt giữa Sky Villa...

Làm thế nào để mua chung cư giá gốc đảm bảo chất lượng?

Làm thế nào để mua chung cư giá gốc sao cho uy tín, chất lượng là câu hỏi đang được...

đất trích lục

Đất trích lục là gì? Cách trích lục địa đất cập nhật mới nhất 2023

Đất trích lục thường được biết với tên gọi khác là trích lục bản đồ địa chính. Hiện nay, nhiều...