Nhà Tiền Chế Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Về Nhà Tiền Chế
Nhà tiền chế là gì?
Đây là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng lại khá phổ biến và được ứng dụng rất nhiều ở nước ngoài. Mời bạn đọc cùng Nghemoigioi tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến loại nhà này, tìm ra câu trả lời nhà tiền chế là gì? Được lắp đặt ra sao? Ưu nhược điểm của loại nhà tiền chế là gì? trong bài viết dưới đây nhé. Nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế (nhà thép tiền chế) là loại nhà được làm bằng nguyên liệu thép. Nhà tiền chế được lắp đặt và chế tạo dựa trên bản vẽ kiến trúc, các kỹ thuật đã được chỉ định. Có 3 giai đoạn chính để tạo nên một căn nhà tiền chế hoàn chỉnh, quá trình đó bao gồm:
- Thiết kế nhà tiền chế
- Thi công cấu kiện
- Lắp dựng tại công trình
Toàn bộ kết cấu thép của nhà tiền chế có thể thực hiện sản xuất đồng bộ sẵn và chỉ cần đem ra công trường để lắp dựng. Như vậy thời gian hoàn thành sẽ được rút ngắn tối ưu nhất. Mẫu nhà tiền chế được xem là giải pháp tối ưu, giúp rút ngắn thời gian thi công, lắp đặt, thường được ứng dụng xây dựng công trình liên quan đến xưởng, nhà ở, quán cà phê…. Kết cấu của nhà tiền chế có kết cấu hoàn toàn khác so với kết cấu của các mẫu nhà truyền thống. Nhà tiền chế được dùng vật liệu 100 % là thép chịu lực, kết cấu nhà tiền chế chia làm hai phần.
Xem thêm :
Vậy 2 phần kết cấu của nhà tiền chế là gì?
Kết cấu chính của nhà tiền chế là gì?
Là các bộ phận cấu tạo quan trọng có khả năng chịu được trọng lực lớn của cả căn nhà. Các bộ phận này đồng thời là yếu tố quyết định nên ngôi nhà có bền đẹp hay không. Kết cấu chính được quy định cụ thể như sau:
Phần móng của nhà tiền chế: Tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể mà phần móng cho ngôi nhà được sử dụng khác nhau, có thể là móng đơn, móng bè… Đối với những công trình lớn thì phần móng của công trình phải được trang bị thêm những biện pháp an toàn, đồng thời đào móng sâu hơn để đảm bảo độ bền, chắc chắn.
Gia công móng nhà tiền chế Khung chính nhà tiền chế: Khung chính của nhà tiền chế chủ yếu được làm từ cột, kèo với tổ hợp tiết diện hình chữ T. Đối với kèo thường có cấu tạo theo kiểu dạng dàn, dầm thép thay đổi tiết diện. Dầm, cột thép, cột kèo thường được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng bulong cố định.
Kết cấu phụ của nhà tiền chế là gì? Kết cấu phụ của nhà tiền chế là phần kết cấu góp phần công trình nhà hoàn thiện. Những bộ phận kết cấu phụ cũng có vai trò quan trọng, nên không thể bỏ qua bộ phần nào. Kết cấu phụ của nhà tiền chế gồm: Các thanh xà, thanh chống định, giằng thường có hình chữ C, chữ Z và là những thanh thép nhỏ để liên kết với kết cấu chính. Trong thi công, các thanh xà gồ trong kết cấu của nhà tiền chế thường được liên kết với kèo thông qua những bản mã được thiết kế sẵn trên kèo. Vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, sàn, tường, mái… là những yếu tố quyết định tính thẩm mỹ của nhà tiền chế đồng thời có công dụng giúp cho ngôi nhà không chịu sự tác động của ngoại lực. Khi thi công nhà tiền chế, phần mái cũng là phần quan trọng giúp ngôi nhà hoàn thiện Mái tôn của nhà tiền chế thường được phủ thêm một lớp cách nhiệt để cách nhiệt và chống tiếng ồn Phía trên mái nhà cũng được lắp thêm các tấm chiếu sáng để tận dụng ánh sáng tự nhiên cho căn nhà
Đánh giá ưu, nhược điểm của nhà tiền chế
Ưu điểm của nhà tiền chế là gì ?
Quá trình vận chuyển, lắp đặt nhà linh hoạt Trọng lượng vật liệu của nhà tiền chế nhẹ hơn so với các nguyên vật liệu khác, giúp giảm áp suất Tiết kiệm được nguyên vật liệu phụ khi thi công so với nhà bê tông truyền thống Giá thành của nhà tiền chế cũng rẻ hơn nhà bê tông truyền thống Có khả năng đồng bộ cao. Thời gian thi công nhà tiền chế ngắn giúp tiết kiệm thời gian Lắp đặt nhà thép tiền chế đơn giản hơn, diễn ra nhanh chóng hơn, có thể lắp đặt nhà với mọi điều kiện thời tiết Thi công, lắp đặt nhà tiền chế giúp doanh nghiệp, đơn vị tận dụng được tối đa không gian của mình, dễ dàng mở rộng quy mô bất cứ lúc nào
Nhược điểm của nhà tiền chế là gì?
Khả năng chịu lửa của nhà tiền chế không cao Chất liệu của nhà tiền chế thường là thép không cháy, tuy nhiên khi nhiệt độ quá cao khoảng 500 đếm 600 độ, chất liệu thép sẽ bị biến dạng sang dạng dẻo.Khiến cho khả năng chịu lực giảm, kết cấu liên kết cũng giảm Với thời tiết nóng ẩm – dễ bị ăn mòn Khi thời tiết nóng ẩm khắc nghiệt dẫn đến tác động của môi trường sẽ là nguyên nhân thép bị ăn mòn, làm hao hụt hư hại công trình Chi phí bảo dưỡng cho nhà tiền chế khá cao Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp nhà tiền chế có độ bền cao, tăng khả năng chống rỉ sét, chống lửa nhưng chi phí lại khá cao Đây cũng là một trong những hạn chế khiến tính ứng dụng của nhà tiền chế trở thành trở ngại Độ bền nhà tiền chế kém vững chắc hơn so với nhà bê tông truyền thống
Phân loại nhà tiền chế
- Nhà tiền chế khung thép hiện nay có 4 loại chính:
- Nhà tiền chế dân dụng: được dùng để làm các mẫu nhà với thiết kế đa dạng, chi phí thấp, quá trình xây dựng được thực hiện nhanh chóng
- Nhà tiền chế công nghiệp: được xây dựng cho các nhà kho, phân xưởng…
- Nhà tiền chế thương mại: đầu tư xây dựng ở các cửa hàng tạp hoá, trung tâm thương mại, siêu thị điện tử….
- Nhà tiền chế quân sự: được sử dụng trong xây dựng quân sự như là doanh trại
Ứng dụng của nhà tiền chế là gì?
Đối với các công trình sản xuất công nghiệp, đòi hỏi việc thi công nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn của công trình như xây dựng xưởng máy, khu công nghiệp, xí nghiệp, kho bãi đựng hàng… Đối với các công trình thương mại: Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị điện tử, khu trưng bày, nhà hàng triển lãm… Đối với các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà thi đấu thể dục thể thao, bảo tàng… Ngoài ra nhà tiền chế còn được ứng dụng ở một số công trình như trạm xăng dầu, kho chứa xe tải, nhà chờ…
Vậy câu hỏi đặt ra là có nên xây nhà tiền chế hay không?
- Nhà tiền chế có nhiều lợi thế hơn so với loại hình nhà truyền thống cụ thể về chi phí thấp hơn, thời gian thi công nhanh hơn, tải trọng cả công trình. Tuy nhiên nếu xét về độ vững chắc và độ bền lâu theo thời gian thì nhà tiền chế không đảm bảo bằng nhà bê tông. Chính vì vậy, tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính mà khách hàng có thể đưa ra quyết định nên xây nhà tiền chế hay không.
- Công trình nhà tiền chế phải được bảo trì thường xuyên nên nó chỉ thích hợp đối với những loại hình có tính chất linh hoạt như: quán cafe, trà sữa, nhà kho… Chính vì đặc tính này mà để đưa ra lựa chọn nhà tiền chế làm nhà công dụng thì hoàn toàn không phù hợp. Đối với những căn nhà mặt phố hầu như không thể thực hiện việc lắp ghép vì nhà tiền chế là loại hình chủ yếu được lắp đặt, cơ giới, chủ yếu bằng việc sử dụng máy móc, thiết bị. Nhà tiền chế thích hợp khi được xây ở những khu vực ôn hoà, ít nóng. Vì ở đây loại hình nhà này có thể phát huy tốt được tác dụng của mình. Tuy nhiên vì đặc tính cơ bản của loại nhà này nên gia chủ cần bảo dưỡng định kỳ trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt cần chú ý đến phương án thoát hiểm, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy để tăng thêm độ an toàn.
Thông số kỹ thuật của công trình nhà tiền chế là gì?
Các chi tiết, bộ phận, kết cấu của một công trình nhà tiền chế đều được thi công dựa trên yêu cầu của khách hàng. Đồng thời công trình đó phải được thực hiện một cách chính xác theo đúng bản thiết kế và đảm bảo được độ an toàn cũng như công năng sử dụng. Chiều rộng (khẩu độ khung kèo) của công trình là khoảng cách giữa 2 mép thành tường. Khẩu độ khung kèo thường không có giới hạn mà nó phụ thuộc vào nhu cầu đặt ra của khách hàng. Chiều dài của công trình là khoảng cách giữa đầu tường và cuối tường, nó cũng không có giới hạn mà phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Chiều cao của công trình là khoảng cách giữa chân cột và diềm mái (nơi tiếp xúc của tôn mái và tôn tường) Độ dốc mái là thông số giữ vai trò trong việc giúp nước mưa được thoát đi, thường giao động từ 10 – 15% Bước cột là khoảng cách giữa các cột được thiết kế lắp đặt theo chiều dài của nhà tiền chế, có hiệm vụ đảm bảo sự vững chắc cũng như hiệu quả sử dụng của công trình.
Quy trình cụ thể để xây nên nhà tiền chế là gì?
Để tạo nên một căn nhà tiền chế bao gồm các bước:
Thiết kế bản vẽ nhà (kiến trúc nhà): Bản vẽ kiến trúc nhà: trình bày một cách chi tiết, rõ ràng về giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và tư vấn chọn phương án tối ưu nhất và giá cả đối với nhu cầu của chủ đầu tư. Sau đó hoàn thiện các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể hiện một cách rõ ràng trên bản vẽ phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
Bản vẽ gia công nhà: thể hiện chi tiết và đánh mã số rõ ràng cho cấu kiệu trên bản vẽ. Trường hợp bản vẽ gia công thể hiện sai sẽ làm cho công trình bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, trở nên kém chất lượng. Gia công, quy trình cụ thể bao gồm các giai đoạn sau:
- Tiến hành cắt: Tiến hành cắt tấm thép thành phôi thép rời rạc của cấu kiện sau đó thực hiện việc hàn đối đầu hai phôi thép.
- Gia công bản mã: Đục lỗ liên tiếp sau đó dùng bu lông gắn các kết cấu thép lại với nhau.
- Ráp cấu kiện: Các thành phần của quá trình gia công sẽ được nắn thẳng và bo cạnh, rồi chúng sẽ được đưa vào máy ráp thành cấu kiện bởi mối hàn tạm.
- Hàn hồ quang: được thực hiện chìm tự động kết nối các mối hàn trở thành một khối cấu kiện thống nhất.
- Nắn trong quá trình hàn: Hạn chế khả năng bị vênh của cấu kiện nhờ việc nắn bằng động cơ thủy lực nên đảm bảo không bị vênh, tạo được độ chính xác khi lắp dựng.
- Ráp bản mã vào thân kèo: Thực hiện việc cưa đôi 2 đầu cấu kiện trước khi lắp bản mã, rồi đính bản mã vào thân kèo.
- Vệ sinh: Cần làm sạch bề mặt và tạo độ nhám kĩ thuật đối với các cấu kiện. Việc vệ sinh sẽ giúp tạo nên độ bám cao và chịu được sự phá hoại của thời tiết khi sơn.
Lắp dựng nhà tiền chế: Yêu cầu đối với lắp dựng: cần phải biết đọc hiểu sơ đồ bố trí của từng chi tiết cấu kiện và ghi nhớ thứ tự lắp dựng trong bản vẽ để bảo đảm chất lượng và độ an toàn cho công trình. Giai đoạn này phải có sự hỗ trợ của máy cẩu mới đưa được các cấu kiện lên trên cao. Các giai đoạn chính được quy định trong quy trình lắp dựng nhà tiền chế cụ thể:
- Tiến hành khảo sát, kiểm tra, lập kế hoạch tỉ mỉ cho công tác chuẩn bị, trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật tư một cách hợp lý.
- Tiến hành lập kế hoạch giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện công trình.
- Tiến hành lắp cột gian khóa cứng.
- Tiến hành lắp đặt dầm kèo.
- Tiến hành việc lắp ráp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi.
- Tiến hành việc kéo tôn và lợp mái nhà.
- Tiến hành lắp đặt xà gồ vách, vách bao che, máng xối, ống xối.
- Tiến hành lắp cửa và phụ kiện khác.
- Tiến hành kiểm tra kĩ càng và đánh giá chất lượng nhà tiền chế đúng đắn nhất.
Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể, giải đáp những câu hỏi liên quan đến nhà tiền chế là gì? Ưu nhược điểm của nhà tiền chế, quy trình lắp đặt của loại nhà này….