Môi giới là gì? Tìm hiểu chi tiết về người môi giới hiện nay

Môi giới là gì? Đây là một cụm từ không hề xa lạ với những người kinh doanh hoặc các doanh nghiệp hiện nay. Người môi giới cũng được là như là một thương nhân nhưng lại không có cam kết mua hoàn toàn một sản phẩm nào đó. Chúng ta hãy cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu về môi giới nhé!

1. Tìm hiểu chi tiết về môi giới là gì?

Sự phát triển xã hội ngày nay giúp cho nhiều hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Bắt đầu từ những nhu cầu tìm kiếm việc làm, hay lợi nhuận có được trong việc môi giới, chính vì vậy số lượng người môi giới hiện nay được tăng lên mạnh mẽ. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu môi giới bất động sản là gì sau đây.

1.1 Môi giới là gì?

Môi giới theo luật thương mại 2005 quy định: đây được hiểu là hoạt động trung gian để các bên gặp gỡ và đàm phán nhằm thiết lập các mối quan hệ và nhận thù lao. Hoạt động này bao gồm như tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các giao dịch ban đầu với họ. Bên cạnh đó còn có hỗ trợ và đàm phán ký kết thỏa thuận giữa các bên. Tuỳ vào ngành nghề khác nhau sẽ có nội dung giao dịch khác nhau. 

Người làm môi giới thường sẽ không trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng với khách hàng mà họ chỉ là vai trò trung gian. Họ sẽ giúp các bên gặp gỡ, tạo mối quan hệ đôi bên, từ đó sẽ được hưởng thù lao như thỏa thuận.

Môi giới là gì
Những thông tin về nghề môi giới

1.2 Nghề môi giới là gì?

Môi giới là một ngành nghề mới, chưa xuất hiện lâu trên thị trường. Trước đây, môi giới chủ yếu có tính chất quy mô nhỏ của những cá nhân làm đơn lẻ nên đây không được xem là một nghề. Tuy vậy hiện nay nghề môi giới đang dần phát triển rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đặc biệt không thể kể đến là bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán,…

Hiện nay, một số nghề về môi giới đã có những quy định mới, chặt chẽ hơn đối với các cá nhân, tổ chức. Trong ngành môi giới bất động sản, để có thể hoạt động được thì các tổ chức, cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề và nộp thuế theo quy định. Các tổ chức cá nhân trong môi giới bất động sản không được làm song song môi giới và thực hiện hợp đồng giao dịch kinh doanh.

Ngoài ra, các cá nhân phải đạt được các điều kiện sau để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:

  • Trình độ học vấn tối thiểu tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Vượt qua bài sát hạch về môi giới bất động sản.

1.3 Người môi giới là gì? 

Vậy người môi giới là gì? Người môi giới được hiểu là trung gian giữa người mua và người bán, họ được uỷ quyền để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Họ sẽ không tham gia vào thực hiện hợp đồng trừ khi được uỷ quyền.

Vì vậy, người môi giới sẽ có vai trò kết nối đôi bên, giúp các bên như cung ứng và bên sử dụng kết nối lại với nhau. Ngoài ra, môi giới sẽ không tham gia trực tiếp vào ký kết và thực hiện hợp đồng.

1.4 Công ty môi giới là gì?

Công ty môi giới được biết đến với vai trò là tổ chức đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành nghề môi giới. Phụ thuộc vào những lĩnh vực khác nhau, luật pháp sẽ có những quy định riêng về quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức này.

môi giới là gì
Công ty môi giới là tổ chức có đăng ký với nhà nước

2. Đặc điểm môi giới thương mại

Nghề môi giới được xem là ngành nghề đặc biệt, được pháp luật quy định rõ ràng để có thể bảo vệ quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Vậy để có thể nhận biết được đặc điểm của môi giới là gì, đặc biệt là môi giới thương mại thì hãy xem những điều sau:

  • Chủ thể của quan hệ môi giới: Bao gồm bên môi giới và được môi giới. Bên môi giới là thương nhân có đăng ký kinh doanh để có thể thực hiện những dịch vụ môi giới thương mại. Ngược lại, bên được môi giới không cần thiết là thương nhân theo quy định. Cả hai bên chỉ phát sinh quan hệ môi giới thương mại sau khi ký kết hợp đồng môi giới.
  • Nội dung hoạt động trong môi giới thương mại: Tra cứu, tìm kiếm và cung cấp những thông tin thiết yếu về đối tác cho bên được môi giới. Thực hiện các hoạt động giới thiệu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho bên môi giới. Ngoài ra, thu xếp để các bên giao lưu, tiếp xúc với nhau. Khi được yêu cầu phải hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.
  • Phạm vị hoạt động: Nói về phạm vi hoạt động trong môi giới sẽ khá rộng. Vì vậy, phụ thuộc vào những lĩnh vực riêng sẽ có luật chuyên ngành quy định cụ thể, khác nhau.

3. ​​Quyền và nghĩa vụ của môi giới 

Trong bộ luật thương mại năm 2005 đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và được môi giới. Được viết cụ thể từ điều khoản 151 đến 153. Các bên có quyền và nghĩa vụ như dưới đây:

3.1 Quyền và nghĩa vụ bên môi giới 

Trong trường hợp có những thỏa thuận khác thì bên môi giới thương mại có những quyền và nghĩa vụ sau:

  • Sẽ được nhận thù lao môi giới đúng như đã thoả thuận và các chi phí phát sinh một cách hợp lý có liên quan đến việc môi giới. Trong trường hợp việc môi giới không thành công vẫn được hưởng thù lao.
  • Thực việc nhiệm vụ bảo quản hàng hoá, những tài liệu đã được giao trong quá trình thực hiện việc môi giới và có nghĩa vụ hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành công việc.
  • Bảo mật thông tin đã được cung cấp, không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên được môi giới.
  • Có trách nhiệm về tư cách pháp lý giữa các bên được môi giới, tuy vậy không có trách nhiệm trong quá trình thanh toán của họ.
  • Chỉ được tham gia thực hiện hợp giữa các bên khi được uỷ quyền, nếu không được uỷ quyền sẽ không được tham gia.
môi giới bất đông sản là gì
Môi giới sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng

3.2 Quyền và nghĩa vụ bên được môi giới

Bên được môi giới cũng có các quyền và nghĩa vụ dưới đây, trừ trường hợp có những thỏa thuận khác:

  • Được quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện chính xác, đầy đủ các nội dung trong công việc môi giới.
  • Có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cần thiết, phương tiện liên quan đến hàng hoá, dịch vụ.
  • Trả thù lao và các chi phí khác cho bên môi giới một cách hợp lý và đầy đủ theo quy định.

Nhìn chung, môi giới thương mại đang được xếp vào hoạt động trung gian thương mại với vai trò giúp đỡ bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ tìm được khách hàng tiềm năng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua được hàng hoá, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Với nghĩa vụ “Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên môi giới” giúp bảo đảm tính an toàn pháp lý cho đôi bên.

3.3 Phân biệt các nghề môi giới hiện nay

Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực rất cần nghề môi giới, vậy thì hãy cùng tìm hiểu xem sự khác nhau giữa uỷ thác thương mại với “cò” và các ngành nghề môi giới là gì nhé!

3.4 Môi giới tài sản 

Môi giới tài sản hiện nay đang được chia làm nhiều lĩnh vực khác nhau như môi giới nhà, đất, bất động sản,… Đây là ngành nghề trung gian, hỗ trợ cho việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.

môi giới là gì
Môi giới có rất nhiều lĩnh vực khác nhau

3.5 Môi giới dịch vụ

Đây là ngành nghề khá phổ biến và đa dạng, chẳng hạn như:

3.5.1 Môi giới chứng khoán

Các công ty chứng khoán hoặc cá nhân có nghĩa vụ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Họ có nhiệm vụ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, tìm ra những hướng giao dịch mang lại lợi ích cho khách hàng.

môi giới là gì
Các nghề môi giới phổ biến hiện nay

3.5.2 Môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm có nhiệm vụ cung cấp những thông tin và tư vấn cho người có nhu cầu mua bảo hiểm các sản phẩm, những điều kiện được hưởng bảo hiểm và mức phí của nó,… Người môi giới phải thu xếp việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của đôi bên.

3.5.3 Môi giới hải quan

Đây là môi giới bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân cung ứng dịch vụ sắp xếp thông quan hàng hóa cho hải quan và một số cơ quan hành chính khác như tiếp nhận và xử lý hợp đồng hải quan, hướng dẫn phân loại và vận chuyển hàng hoá.

3.5.4 Môi giới việc làm

Môi giới việc làm là tổ chức hỗ trợ tư vấn việc làm cho người lao động và sử dụng lao động. Các nhà môi giới sẽ tư vấn về ngành nghề phù hợp, mở lớp đào tạo việc làm và có những chương trình tuyển dụng phù hợp nhằm thúc đẩy việc làm.

4. Uỷ thác thương mại là gì?

Uỷ thác thương mại được hiểu là hoạt động giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải thực hiện việc mua bán hàng hoá trên danh nghĩa của mình. Hai bên phải có những điều kiện hợp đồng thoả thuận với nhau, trong đó bao gồm thù lao uỷ thác.

Sự khác biệt giữa uỷ thác thương mại và môi giới là:

  • Hợp động được tạo ra với văn bản rõ ràng, minh bạch hoặc bằng hình thức khác cho giá trị pháp lý tương ứng.
  • Người nhận uỷ thác sẽ phải dùng danh nghĩa cá nhân để tham gia các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản.

5. Những khó khăn trong nghề môi giới 

Bất cứ những ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn không chỉ riêng nghề môi giới. Tuy vậy, nghề môi giới lâu nay vẫn được biết đến là một công việc có môi trường trẻ trung, thu nhập cao nhưng đi kèm là những muôn vàn khó khăn. Vậy thì những khó khăn trong nghề môi giới bất động sản là gì?

5.1 Thiếu kiến thức chuyên môn 

Đây là một trong những khó khăn đầu tiên đối với những người vừa bước vào ngành nghề môi giới này mà không thể đi đường dài được. Trên thực tế, với bất cứ ngành nghề nào thì việc có kiến thức chuyên môn luôn là điều cần thiết. 

Chẳng hạn như, đối với nghề môi giới bất động sản bạn phải nắm vững những kiến thực về kinh doanh bất động sản, đất đai,… hoặc là môi giới bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ những chính sách về bảo hiểm.

5.2 Thiếu kỹ năng mềm 

Nếu kỹ năng mềm không tốt thì việc tiếp cận khách hàng sẽ là điều rất là khó khăn. Việc thiếu tự tin và không thể xử lý những tình huống bất ngờ khiến nhiều người lao động, đặc biệt là những sinh viên vừa ra trường muốn theo nghề môi giới không thể gắn bó lâu dài.

5.3 Cạnh tranh cao so với đối thủ

Trong việc cạnh tranh với những đối thủ khác trong cùng một lĩnh vực hoặc một mặt hàng sẽ là một điều rất khó khăn. Ví dụ như hiện nay có hàng trăm nhà môi giới bất động sản với nhiều dự án tương tự nhau, điều này sẽ làm cho khách hàng khó có thể lựa chọn hơn. Vì vậy các nhà môi giới cần nắm bắt được tâm lý khách hàng, cũng như sản phẩm mà mình đang môi giới để có lợi đôi bên.

Trên đây là những thông tin về môi giới là gì. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể nắm được những thông tin cần thiết về môi giới, quyền và nghĩa vụ cùng những khó khăn trong ngành nghề này. Nếu muốn thêm nhiều thông tin về nghề môi giới thì đừng ngần ngại theo dõi Nghemoigioi.vn để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu bất động sản | Tổng hợp mã bất động sản tiềm năng

Hiện nay, nhu cầu mua cổ phiếu bất động sản ngày càng gia tăng. Người mua sẽ nhận được nhiều...

fed là gì

FED là gì? FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế

FED là gì? Bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào thị trường crypto đều biết đến FED....

Nhà Tiền Chế Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Về Nhà Tiền Chế

Nhà tiền chế là gì? Đây là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng lại khá phổ...

Kiot là gì? Vì sao nên đầu tư kinh doanh Kiot cho thuê?

Những nhà đầu tư bất động sản đã quá quen với việc kiếm lời từ việc cho thuê căn hộ,...

chi phí cơ hội là gì

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa, cách tính chính xác, chi tiết

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội như thế nào là chính xác nhất? Tại...

vnindex là gì

Vnindex là gì? Tầm quan trọng chỉ số Vnindex cho nhà đầu tư

Trong thị trường chứng khoán, vnindex là gì? Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư theo dõi được...

Căn hộ Dual Key là gì? Kiến Thức Về Căn Hộ Dual Key

Thị trường bất động sản tại Việt Nam rất “hot”, nhu cầu nhà ở thì tăng nhưng quỹ đất lại...

chi phí ở chung cư mỗi tháng

Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu? Các loại chi phí

Chi phí ở chung cư mỗi tháng hết bao nhiêu? Đây chắc hẳn là một vấn đề được rất nhiều người...