Tỷ suất lợi nhuận | Ý nghĩa và công thức tính chính xác nhất

Tỷ suất lợi nhuận là hệ số được các nhà đầu tư kinh doanh quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải một chỉ số dễ sử dụng và thường bị nhầm lẫn với nhiều yếu tố khác có liên quan. Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn “tỷ lệ suất lợi nhuận là gì” thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cũng Nghemoigioi.vn tham khảo ngay trong nội dung dưới đây nhé!

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận hay Return On Sales được viết tắt bởi cụm ROS. Chỉ số này biểu thị tỷ lệ giữa mức lợi nhuận với tổng vốn cố định và lưu động trong cùng một kỳ. Đơn vị dùng để tính tỷ suất lợi nhuận là phần trăm (%). Thực tế, ROS nhận được nhiều sự quan tâm bởi yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xác định tình hình sinh lợi thực và cho biết lãi ròng các cổ đông sẽ nhận được.

tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận hay Return On Sales, được viết tắt bởi ROS

Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là gì? Dưới đây là 4 nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của ROS mà bạn không thể bỏ qua.

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Khi tỷ suất này càng cao thì giá trị của ROS càng lớn và ngược lại.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản càng tăng thì ROS càng giảm và ngược lại, trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi.
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Khi tốc độ chu chuyển của tư bản trong năm càng tăng thì tỷ suất giá trị thặng dư càng lớn. Kết quả là ROS càng tăng.
  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Khi tỷ suất giá trị thặng dư cùng tư bản khả biến không đổi, nếu tiết kiệm tư bản bất biến càng lớn thì ROS càng nhỏ và ngược lại.

2. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận

Mỗi loại tỷ suất lợi nhuận sẽ được tính theo các công thức khác nhau. Dưới đây là công thức tính tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu mà doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng.

ROS = LN ròng / Doanh thu thuần

tỷ suất lợi nhuận
Công thức được dùng để tính tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ sau khi loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Lợi nhuận ròng: Phần lợi nhuận sau khi khấu trừ các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp.

Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy 2 chỉ số này trong tài liệu Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của doanh nghiệp. Khi đó, Doanh thu thuần mang Mã số 10 và Lợi nhuận sau thuế mang Mã số 60 trong tài liệu.

3. Ý nghĩa, vai trò của tỷ suất lợi nhuận

Việc chỉ số này nhận được nhiều sự quan tâm từ doanh nghiệp chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. Vậy chỉ số này có ý nghĩa và vai trò như thế nào? Cùng theo dõi nội dung dưới đây để khám phá câu trả lời nhé!

3.1 Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Có thể nói, tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Bởi đây là công cụ dùng để đo lường và xác định mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp. Nếu chỉ số này mang giá trị dương nghĩa là các hoạt động kinh doanh đang có lãi. Ngược lại, khi giá trị của chỉ số này là âm, doanh nghiệp đang bị lỗ và cần có phương án điều chỉnh kịp thời.

tỷ suất lợi nhuận là gì
Tỷ suất lợi nhuận được dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh

Thực tế, việc chỉ ra giá trị âm hoặc dương của ROS chưa thể hiện được cụ thể hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, để biết được mức độ hiệu quả và năng suất làm việc, nhà quản trị cần dựa vào những đánh giá tổng quát trên toàn ngành.

3.2 Vai trò tỷ suất lợi nhuận

Trong thực tế, chỉ số ROS được doanh nghiệp sử dụng chủ yếu với hai vai trò cụ thể như sau:

  • Đánh giá mức độ hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có căn cứ để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
  • Là cơ sở để nhà quản trị hoạch định và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận giúp đánh giá hiệu quả sinh lời của các chiến lược

4. Các loại tỷ suất lợi nhuận

Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm nhiều nhất đến hai loại tỷ suất lợi nhuận. Thông tin cụ thể của hai chỉ số này sẽ được đề cập trong nội dung ngay sau đây.

4.1 Tỷ suất lợi nhuận sinh lời

Chỉ số này biểu thị tỷ số giữa tổng lợi nhuận thực tế và tổng vốn đầu tư trong cùng một kỳ hạn (tháng, năm, quý,…). Có hai loại tỷ suất sinh lời là:

  • Tỷ suất sinh lời dựa trên vốn sở hữu (ROE – Return On Equity): Đây là chỉ số cho phép doanh nghiệp xác định lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn. Khả năng thu hồi vốn càng lớn khi ROE càng cao.

ROE = (LN sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%

  • Tỷ suất sinh lời theo tài sản (ROA – Return On Asset): Đây là loại tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức độ kinh doanh hiệu quả dựa trên khả năng sinh lời từ cả vốn sở hữu và vốn vay. Từ đó, nếu ROA càng cao thì năng suất và hiệu quả quản lý, phân bổ các nguồn lực càng lớn.

ROA = (LN sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

tỷ suất lợi nhuận
Có 2 loại tỷ suất lợi nhuận sinh lời là ROE và ROA

4.2 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

Như đã nói, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cho biết tỉ số giữa lợi nhuận và tổng doanh thu trong một kỳ nhất định. Chỉ số này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng, được tính bằng đơn vị phần trăm và có khả năng biến thiên theo lợi nhuận và doanh thu.

ROS = (LN sau thuế / Doanh thu) x 100%

Bên cạnh đó, nhờ có yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể xác định được các vấn đề sau:

  • Mức lợi nhuận thu về với mỗi đơn vị doanh thu có được.
  • Xác định chênh lệch về giá bán của doanh nghiệp so với các đơn vị khác cùng ngành. Tức là, khi ROS doanh nghiệp thấp hơn ROS toàn ngành, doanh nghiệp đang bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn mức giá chung. Lúc này, doanh nghiệp có thể làm tăng ROS bằng cách tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ.
tỷ suất lợi nhuận phản ánh
Các ngành khác nhau sẽ có sự khác nhau về chỉ số ROS

Ngoài việc phụ thuộc vào lợi nhuận và doanh thu, ROS còn thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa các ngành và các thời điểm khác nhau. Vì thế, thông thường, chỉ số này chỉ được dùng để so sánh giữa các đơn vị trong cùng một ngành và cùng một giai đoạn.

5. Mối quan hệ giữa các tỷ suất lợi nhuận ROS – ROA – ROE

Như đã nói, cả ROA, ROE và ROS đều được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn gốc của các chỉ số này có một số khác biệt như sau:

  • ROS được tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh.
  • ROE và ROA được lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ba chỉ số này được nhận xét là có quan hệ tương đồng về mặt xu hướng. Cùng với đó. việc tính toán và đánh giá ROS sẽ được thực hiện kết hợp với vòng quay tài sản. Kết quả cho thấy hai yếu tố này sẽ có xu hướng trái ngược nhau.

tỷ suất lợi nhuận
ROA, ROE và ROS có quan hệ tương đồng về mặt xu hướng

Về mặt công thức, các chỉ số này được tính toán như sau:

  • ROS = LN sau thuế : DT thuần
  • Vòng quay tài sản = DT thuần: Tổng tài sản
  • ROA = LN sau thuế : Tổng tài sản
  • ROE = LN sau thuế : Vốn (chủ sở hữu)

Từ đây, có thể thấy, nếu vòng quay tài sản cố định, khi ROS tăng sẽ làm ROA tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý chi phí tốt trong 1 kỳ. Ngược lại, vẫn trong tình huống trên, nếu ROS giảm thì ROA cũng giảm. Lúc này, việc quản lý chi phí của doanh nghiệp trong kỳ được đánh giá là chưa tốt.

6. Phân biệt lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp có những điểm gì khác nhau? Nội dung này sẽ được làm rõ trong phần dưới đây.

6.1 Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng và doanh thu. Với lợi nhuận ròng là những khoản thu được sau khi đã khấu trừ hết mọi chi phí như nguyên vật liệu, lương lao động, thuế, phát sinh,… Bởi vậy, yếu tố này còn được gọi là lợi nhuận sau thuế.

tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận ròng cho biết tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp với doanh thu. Trong đó, lợi nhuận gộp là tổng các khoản thu sau khi đã được trừ đi chi phí bán hàng (chi phí Sale).

6.2 Công thức

Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng/Tổng doanh thu) × 100%

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% thuế VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp/ Tổng doanh thu) × 100%

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

công thức tính tỷ suất lợi nhuận
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng

6.3 Ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận ròng cho phép nhà quản trị nắm được tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp trên tổng doanh thu thu về được. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể thấy được sức khoản tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng.

công thức tính tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận ròng phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp lại cho biết mức độ tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó, yếu tố này giúp nhà quản trị kiểm soát các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm một cách tốt hơn. Qua đây, nhà đầu tư cũng có thể nắm được hiệu quả của hoạt động sản xuất, phân phối của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tỷ suất lợi nhuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc, góp ý nào, bạn đọc vui lòng để lại lời nhắn dưới phần bình luận. Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi Nghemoigioi.vn để cập nhật các bài viết liên quan, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận bình quân nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì? Những Thông Tin Liên Quan

Quy hoạch sử dụng đất là phạm trù kiến thức khá quan trọng mà nhà đầu tư cần chuẩn bị...

Nên Mua Chung Cư Hay Nhà Đất Ở Thời Điểm Hiện Tại

Câu hỏi nên mua chung cư hay nhà đất luôn được đặt ra với bất kỳ ai khi đang có...

Tài sản thế chấp là gì? Những quy định áp dụng đối với tài sản thế chấp

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp mà nhiều người thường tìm đến để giải quyết nhu...

Kiot là gì? Vì sao nên đầu tư kinh doanh Kiot cho thuê?

Những nhà đầu tư bất động sản đã quá quen với việc kiếm lời từ việc cho thuê căn hộ,...

cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau

Cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau chuẩn xác nhất

Cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau là điều mà các nhà môi giới và người mua...

Căn Hộ Thương Mại Là Gì? Sinh Lời Ra Sao?

Căn hộ thương mại là gì? Căn hộ thương mại phù hợp cho những ai ? Có nên đầu tư...

chi phí ở chung cư mỗi tháng

Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu? Các loại chi phí

Chi phí ở chung cư mỗi tháng hết bao nhiêu? Đây chắc hẳn là một vấn đề được rất nhiều người...

chu kỳ bất động sản

Chu kỳ bất động sản diễn biến như thế nào? Dự đoán chu kì mới

Chu kỳ bất động sản hiện nay đang diễn ra như thế nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà...