Công thức tính số tiền phải trả hàng tháng nhanh, chính xác

Bạn đã biết công thức tính số tiền phải trả hàng tháng hay chưa? Bất cứ khi nào vay tiền tại các ngân hàng hay các đơn vị tài chính, bạn vẫn phải trả các khoản nợ gốc và lãi theo quy định. Nắm rõ được cách tính số tiền phải trả sẽ giúp người vay có thể lên kế hoạch trả nợ đúng hạn. Hãy cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu chi tiết cách tính lãi suất vay ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1. Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng được hiểu là phần trăm chênh lệch giữa số tiền gốc và tiền lãi mà người vay phải trả định kỳ hàng tháng hoặc năm. Phần tiền lãi đó được xem như là phí sử dụng tiền của người khác. Mỗi ngân hàng sẽ quy định mức lãi suất ngân hàng khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo theo các quy định mà Ngân hàng Nhà Nước đã đưa ra.

Để có tính số tiền phải trả hàng tháng, người vay cần phải biết chính xác mức lãi suất của ngân hàng cho vay. Hầu hết lãi suất tại các đơn vị cho vay hiện nay từ 6% – 25%/năm. Cụ thể, lãi suất khi vay thế chấp là 10% – 12%/năm và mức lãi suất vay tín chấp là 16% – 25%/năm. Do vậy, mỗi khách hàng khi đi vay cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn ngân hàng cho vay phù hợp.

công thức tính số tiền phải trả hàng tháng
Lãi suất vay ngân hàng là phần trăm chênh lệch giữa số tiền gốc và tiền lãi

2. Các loại vay lãi suất của ngân hàng hiện nay

Hiện nay, có 3 loại vay lãi suất phổ biến tại các ngân hàng bao gồm lãi suất hỗn hợp lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Tùy thuộc mỗi loại lãi suất sẽ có công thức tính số tiền lãi phải trả hàng tháng tương ứng.

2.1 Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất thường được áp dụng cho các gói vay mua xe, mua nhà. Lãi suất hỗn hợp yêu cầu người vay phải trả cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Cụ thể trong mỗi kỳ hạn vay, thời gian đầu ngân hàng sẽ tính lãi suất ban đầu. Tiếp theo, sau khi đã hết thời gian ưu đãi, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

Đây là loại lãi suất được nhiều ngân hàng áp dụng phổ biến bởi nhiều lợi ích mà chúng mang đến cho khách hàng. Khách hàng sẽ được ưu đãi mức lãi suất cực kỳ tốt trong khi tiền gốc ban đầu vẫn giữ nguyên ở thời gian đầu của kỳ hạn vay. Nhờ đó, mức trả lãi định kỳ mỗi tháng của người vay sẽ được giảm bớt đáng kể. Hạn chế duy nhất của hình thức này đó chính là khi có sự biến động về thị trường và hết thời hạn được ưu đãi, khách hàng sẽ có thể chịu một số rủi ro.

công thức tính số tiền phải trả hàng tháng
Lãi suất hỗn hợp bao gồm lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

2.2 Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được thoả thuận bởi khách hàng vay và ngân hàng cho vay. Mức lãi suất này sẽ được thể hiện trên hợp đồng và không thay đổi không kỳ hạn vay. Khác với mức lãi suất hỗn hợp, trong trường hợp thị trường lãi suất có biến đổi thì mức lãi suất cố định vẫn giữ nguyên. Loại lãi suất cố định được áp dụng phổ biến khi vay ngắn hạn hoặc vay tín chấp.

tính số tiền phải trả hàng tháng
Lãi suất cố định không thay đổi trong kỳ hạn vay

Công thức tính số tiền phải trả mỗi tháng của lãi suất cố định:

Lãi suất hàng tháng = (Số tiền vay * Lãi suất cố định)/12

2.3 Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được điều chỉnh theo định kỳ dựa vào mức lạm phát hoặc sự biến đổi của thị trường. Do vậy, lãi suất thả nổi sẽ có sự tăng giảm trong kỳ hạn vay. Mức điều chỉnh tăng giảm bao nhiêu sẽ do ngân hàng và người đi vay thỏa thuận với nhau dựa theo những quy định của pháp luật. Thông thường, các đơn vị cho vay sẽ điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc 24 tháng/lần.

Nhờ vào sự biến đổi của lãi suất theo thị trường đã tạo nên ưu điểm của loại lãi suất này. Trong trường hợp thị trường giảm, mức lãi suất cũng giảm, tạo điều kiện cho người đi vay. Tuy nhiên, sự biến đổi liên tục này cũng là hạn chế của loại lãi suất này. Cụ thể, khách hàng sẽ không thể dự tính được chính xác mức lãi suất phải trả hàng tháng. Khi lãi suất thị trường tăng thì họ cũng phải chịu tăng lãi suất.

công thức tính số tiền phải trả hàng tháng
Lãi suất thả nổi tăng giảm theo sự biến động của thị trường

3. Cách tính lãi suất trả đều ngân hàng

Tùy thuộc vào điều kiện mà người vay có thể lựa chọn vay tín chấp hoặc vay thế chấp. Hầu hết các ngân hàng hay các đơn vị tài chính cho vay hiện nay đề cung cấp các gói vay ưu đãi cho khách hàng về chính sách, thủ tục cũng như lãi suất. Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về thời hạn hưởng ưu đãi khác nhau. Ngoài ra, cách tính số tiền phải trả hàng tháng cũng phụ thuộc vào điều kiện, nhu cầu và khả năng chi trả khoản nợ.

Các ngân hàng hiện nay đều áp dụng 2 cách tính số tiền lãi phải trả hàng tháng đó là trả góp tiền lãi theo tháng đối với hình thức vay tín chấp và tính lãi thả nổi dựa trên số dư nợ giảm dần. Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng, cụ thể:

  • Hình thức vay thế chấp: Khoản vay thế chấp thường được dùng để vay mua xe hoặc mua nhà. Trong thời gian dài sẽ có sự biến động của lãi suất cơ sở.
  • Hình thức vay tín chấp: Khoản vay này được dùng để chi trả cho các mục đích chi tiêu nhỏ trong thời gian ngắn Lãi suất tín chấp sẽ cao hơn so với lãi suất thế chấp.
công thức tính số tiền phải trả hàng tháng
Có hai cách tính lãi là tính lãi trả góp và tính lãi thả nổi

Dựa vào hai hình thức trả nợ này mà áp dụng công thức tính số tiền phải trả hàng tháng phù hợp. Do đó, cách tính cũng sẽ khác nhau.

4. Công thức tính số tiền phải trả hàng tháng

Dưới đây là công thức tính số tiền phải trả hàng tháng cho các trường hợp phổ biến bạn có thể tham khảo.

4.1 Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng

Cách tính gốc lãi trả đều hàng tháng được dùng để tính số tiền mà người vay phải trả khi tính theo lãi suất cố định. Số tiền bạn phải trả hàng tháng sẽ như nhau trong suốt kỳ hạn vay. Trong trường hợp tính theo số dư nợ gốc giảm dần, dựa vào số nợ thực tế còn lại của khoản vay mà lãi suất sẽ được tính phù hợp. Do đó số nợ gốc càng ít thì lãi suất cũng càng giảm.

Tổng tiền phải trả = (Tổng tiền gốc * Lãi suất)/Thời gian vay (tháng).

4.2 Công thức tính lãi suất vay thả nổi hàng tháng

Lãi suất hàng tháng = (Số tiền vay * Lãi suất cố định)/12 tháng

Công thức tính lãi suất vay thả nổi hàng tháng được áp dụng trong thời gian đầu của khoản vay. Khi đã hết thời gian ưu đãi lãi suất dựa vào sự biến động của thị trường mà ngân hàng sẽ áp dụng công thức tính lãi suất thả nổi như sau:

Lãi suất phải trả = (Số tiền vay * Lãi suất thả nổi)/12 tháng.

4.3 Công thức tính lãi suất trả đều hàng tháng trên dư nợ gốc giảm dần

Lãi suất trả đều hàng tháng trên dư nợ gốc giảm dần được tính dựa theo số tiền nợ gốc còn lại trong khoản vay. Đối với hình thức này thì công thức tính số tiền phải trả hàng tháng được tính như sau:

  • Số tiền phải trả tháng đầu tiên = Số tiền vay/Thời gian vay + Số tiền vay * Lãi suất cố định hàng tháng.
  • Số tiền phải trả tháng 2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả tháng đầu tiên) * lãi suất cố định hàng tháng.
  • Số tiền phải trả tháng 3 = Số tiền đã vay/Thời gian vay + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc đã trả tháng đầu tiên – Tiền gốc đã trả tháng 2) * Lãi suất cố định hàng tháng.

Đối với những tháng tiếp theo thì công thức được áp dụng như trên. Nhưng để ra số nợ gốc còn lại thì bạn phải trừ đi tổng số tiền gốc đã được trả.

4.4 Biện pháp tính gốc lãi trả đều hàng tháng tại các ngân hàng

Biện pháp tính gốc lãi trả đều hàng tháng nghĩa là trả góp dựa trên lãi suất gốc cố định. Trong đó, số tiền lãi phải chia cho các tháng đều nhau để cả gốc và lãi được đảm bảo. Hình thức trả lãi có thể được trả theo tháng, quý hoặc năm tùy mục đích vay. Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng biện pháp tính lãi này. Tuy nhiên, mỗi khách hàng vẫn có thể cân nhắc và lựa chọn hình thức trả lãi theo nhu cầu.

Lãi gốc trả đều hàng tháng = (Số tiền vay ban đầu * Lãi suất vay)/Thời gian vay

5. Nên chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng nào hiện nay?

Lãi suất tính theo số dư nợ ban đầu sẽ cao hơn so với tính theo số dư nợ giảm dần. Do đó công thức tính lãi suất dựa vào dư nợ giảm dần thường được sử dụng phổ biến khi khách hàng vay các khoản vay có giá trị lớn như vay thế chấp. Ngược lại, công thức tính lãi suất vay dựa vào số dư nợ ban đầu lại được áp dụng rộng rãi cho các khoản vay tín chấp có giá trị nhỏ.

Khách hàng khi đi vay đều có thể áp dụng một trong hai phương thức trên. Mỗi phương thức đều có các ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần cân nhắc kỹ và nắm rõ hai phương thức này để có sự lựa chọn hợp lý khi kí hợp đồng.

công thức tính số tiền lãi phải trả hàng tháng
Tùy thuộc vào điều kiện khách hàng có thể lựa chọn cách tính lãi suất phù hợp

Bài  viết trên đây Nghemoigioi.vn đã hướng dẫn các bạn các công thức tính số tiền phải trả hàng tháng để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thể dự tính được số tiền lãi phải trả khi vay tại các ngân hàng để có kế hoạch chi trả đúng hạn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

đất trích lục

Đất trích lục là gì? Cách trích lục địa đất cập nhật mới nhất 2023

Đất trích lục thường được biết với tên gọi khác là trích lục bản đồ địa chính. Hiện nay, nhiều...

Đất DSK Là Gì? Có Nên Mua Đất DSK?

Đất DSK là gì? ta có thể biết đất đai chính là tài sài của nhà nước và của người...

Đất SKN Là Gì? Quy Định Sử Dụng Đất SKN?

Trên bản đồ Việt Nam hiện nay, nếu bạn là người chuyên sâu về loại hình đất đai thì sẽ...

các loại hình bất động sản

Các loại hình bất động sản phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại hình bất động sản luôn đem lại khả năng sinh lời rất hấp dẫn đối với các nhà...

có nên mua nhà không hợp hướng

Có nên mua nhà không hợp hướng? Cần lưu ý những gì?

Có nên mua nhà không hợp hướng là câu hỏi mà khách hàng thường xuyên đặt ra khi mua nhà....

tất toán tiết kiệm là gì

Tất toán tiết kiệm là gì? Phân biệt tất toán và đáo hạn

Việc tất toán tiết kiệm là gì? Đây là hình thức người dùng chấm dứt khoản vay của mình khi...

pháp lý chung cư

5 yếu tố pháp lý chung cư quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm rõ 

Pháp lý chung cư là yếu tố quan trọng để khách hàng có thể đánh giá và chọn mua các...

người già nên ở chung cư hay nhà đất

Người già nên ở chung cư hay nhà đất? Tìm hiểu chi tiết

Người già nên ở chung cư hay nhà đất luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Chính vì...