Giải chấp là gì? Điều kiện và hậu quả không giải chấp đúng hạn
Giải chấp là gì hiện đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Giải chấp là thủ tục bắt buộc của người đi vay để kết thúc hợp đồng vay vốn. Trong bài viết này, Nghemoigioi.vn sẽ đem đến những thông tin bổ ích liên quan đến quy trình, những yếu tố bắt buộc trong khi thực hiện giải chấp để giúp bạn linh hoạt hơn trong quá trình làm việc với ngân hàng.
1. Giải chấp là gì?
Giải chấp là một thủ tục giải trừ tải sản đảm bảo mà trước đó đã được người đi vay đem ra thế chấp với ngân hàng. Lúc này, tất cả các khoản vay đã được tất toán và khách hàng không còn bất kỳ nghĩa vụ trả nợ nào đối với tổ chức tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng không còn quyền nắm giữ tài sản của người đi vay nữa, và 2 bên cần hoàn tất thủ tục để giải trừ tài sản thế chấp.
2. Giải chấp ngân hàng là gì?
Tương tự như khái niệm giải chấp, giải chấp ngân hàng được hiểu là những thủ tục cần thiết nhằm giải trừ những tài sản đã được đem ra thế chấp khỏi tổ chức tín dụng. Để hồ sơ giải chấp được chấp thuận thì người đi vay cần phải hoàn tất mọi nghĩa vụ trả nợ cho phía ngân hàng. Nghĩa là, tất cả những khoản tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi đều phải được tất toán theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Lúc này, chủ sở hữu sẽ nắm toàn quyền đối với tài sản đó. Họ có thể thực hiện tất cả những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản này mà không cần phải xin ý kiến từ ngân hàng.
3. Khi nào phải giải chấp tài sản
Sau khi đã hiểu khái niệm giải chấp là gì, bạn cũng cần nắm rõ thời hạn giải chấp tài sản tránh để rơi vào những trường hợp nợ xấu hay tài sản bị thanh lý. Thông thường, thời gian giải chấp sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Người đi vay nên tìm hiểu mọi thông tin và rà soát thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
4. Thủ tục giải chấp ngân hàng
Việc hiểu rõ thủ tục giải chấp sẽ giúp người đi vay chủ động hơn trong quá trình làm việc với tổ chức vay vốn. Thông thường, khách hàng sẽ được nhân viên hướng dẫn tường tận mọi quy trình, thủ tục. Tuy nhiên, việc hiểu rõ mọi thông tin ngay từ ban đầu sẽ có lợi hơn rất nhiều cho người đi vay.
4.1 Điều kiện để được giải chấp
Căn cứ vào điều 21, Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về việc đăng ký các biện pháp bảo đảm thì người đi vay sẽ được tổ chức tín dụng xoá đăng ký thế chấp trong các trường hợp sau đây:
- Người đi vay vốn sẽ có quyền đăng ký nộp hồ sơ xóa thế chấp khi đám ứng một trong những yêu cầu sau đây:
- Hủy biện pháp thế chấp ban đầu và đăng ký thay thế bằng biện pháp khác
- Nghĩa vụ bảo đảm bị chấm dứt
- Toàn bộ tài sản đảm bảo được thay bằng tài sản khác
- Tất cả các tài sản bảo đảm được xử lý xong
- Tất cả mọi tài sản đảm bảo bị tiêu hủy hoặc tổn thất; các tài sản liên quan đến đất đai bị tịch thu, phá dỡ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
- Hai bên đã thỏa thuận và đi đến quyết định chung
- Nếu một tài sản được dùng để đăng ký bảo đảm nhiều hợp đồng trong cùng một khoảng thời gian thì khi đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người đi vay sẽ không cần xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
4.2 Giải chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất
Để thực hiện việc giải chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất thì người đi vay cần tuân thủ một vài yêu cầu nhất định. Những điều luật này nhằm đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi cho cả người đi vay và người cho vay. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, những hồ sơ, giấy tờ đã lưu giữ trước đó sẽ được mang ra đối chiếu lại.
4.2.1 Hồ sơ giải chấp
Theo điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu xóa thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những giấy tờ như sau:
- Biên bản yêu cầu xóa đăng ký bảo đảm (01 bản chính)
- Biên bản xác nhận đồng ý xóa bảo đảm của bên đã nhận bảo đảm (bao gồm 01 bản chính hoặc 01 bản sao có công chứng kèm bảo gốm để đối chiếu) hoặc biên bản xác nhận giải chấp tài sản của bên đã nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không yêu cầu công chứng) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp chỉ bao gồm chữ ký của bên bảo đảm.
- Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính) nếu trong hồ sơ đăng ký có bao gồm Giấy chứng nhận
- Biên bản uỷ quyền nếu người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có công chứng hoặc 01 bản sao không có công chứng kèm bản gốc để đối chiếu)
4.2.2 Thủ tục giải chấp ngân hàng
Căn cứ theo điều 48, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thủ tục xoá đăng ký thế chấp được thực hiện theo từng bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ:
- Trong trường hợp bộ phận một cửa liên thông đã được thành lập ở địa phương thì nộp tại bộ phận một cửa.
- Trong trường hợp bộ phận một cửa liên thông chưa được thành lập ở địa phương thì hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai (đối với tổ chức) hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (đối với hộ gia đình, cá nhân)
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Thủ tục sẽ được giải quyết trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ hợp lệ; 13 ngày làm việc đối với những khu vực miền núi, hải đảo xa xôi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
5. Hậu quả giải chấp không đúng hạn
Sau khi đã hiểu được giải chấp cổ phiếu là gì, bạn đọc chắc hẳn cũng biết được tầm quan trọng của thủ tục này trong quá trình vay vốn. Nếu việc giải quyết hồ sơ giải chấp bị chậm trễ, không chỉ người đi vay mà ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Những hậu quả cụ thể của việc giải chấp không đúng hạn được liệt kê dưới đây.
5.1 Hậu quả người vay
Nếu đã đến thời hạn giải chấp, người đi vay phải nhanh chóng thực hiện những thủ tục cần thiết. Trong trường hợp cố tình không thực hiện hoặc làm chậm trễ quy trình, thông tin của người đi vay có thể bị lưu lại trên CIC (hay còn được gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam). Khi đó, người vay sẽ bị xem là có nợ xấu và trong tương lai rất khó để vay tiền từ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, việc giải chấp chậm trễ còn có thể khiến bạn bị phạt tùy theo chính sách hiện hành của ngân hàng.
5.2 Hậu quả của ngân hàng cho vay
Việc xử lý quy trình, thủ tục không đúng hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân viên ngân hàng. Ngoài ra, trong trường hợp giải chấp không thành công, ngân hàng còn phải định giá lại tài sản thế chấp của khách hàng và phát mại. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
6. Phân biệt giải chấp và đáo hạn
Trong quá trình tìm hiểu giải chấp là gì, đôi khi bạn sẽ nhầm lẫn khái niệm giải chấp với đáo hạn. Thực tế, cả hai hình thức này đều liên quan đến thủ tục thanh toán toàn bộ nợ gốc cho ngân hàng khi đến hạn đối với khoản vay thế chấp. Tuy nhiên, về mặt bản chất, đây là 2 khái niệm hoàn toàn riêng biệt.
Giải chấp tài sản được hiểu là hành động thanh toán toàn bộ khoản dư nợ còn lại cho phía ngân hàng. Khi đó, tài sản thế chấp sẽ không còn mang nghĩa vụ bảo đảm cho hợp đồng vay nữa. Đáo hạn là khái niệm để chỉ việc làm mới lại khoản vay khi đã đến thời hạn thanh toán. Mục đích của việc này nhằm tránh việc người đi vay bị ghi nợ xấu hoặc ngân hàng phải thanh lý tài sản. Đặc biệt, hai bên phải thực hiện thủ tục giải chấp tài sản trước khi đáo hạn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn khái niệm giải chấp là gì và những thủ tục liên quan đến mà người đi vay có nghĩa vụ thực hiện. Bạn cần lưu ý những thông tin này để xử lý quy trình đúng thời hạn, tránh ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của bản thân. Bạn có thể theo dõi những bài viết tiếp theo của Nghemoigioi.vn để cập nhật những kiến thức hữu ích nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!