Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Là Gì? Kiến Thức Bạn Cần Biết

Nước ta là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất Đông Nam Á. Đi kèm với việc phát triển nông nghiệp thì việc trang bị kiến thức cho người dân nhất là khái niệm về đất sản xuất nông nghiệp là gì là một điều vô cùng cần thiết.

Và ở bài viết này, Nghemoigioi sẽ cung cấp cho bạn khái niệm và những điều cần biết về đất sản xuất nông nghiệp một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.

Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Là Gì?

Đất sản xuất nông nghiệp là tổng hợp những loại đất nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng nhằm bảo vệ cân bằng hệ sinh thái, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thực phẩm đa dạng cho con người và động vật.

 Đồng thời, đất sản xuất nông nghiệp cũng là tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp và sự phát triển kinh tế của nước nhà.

Phân loại đất sản xuất nông nghiệp hiện nay

Đất sản xuất nông nghiệp để trồng cây lâu năm

đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp để trồng cây lâu năm

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là một trong những loại đất sản xuất nông nghiệp. Căn cứ theo phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất sản xuất nông nghiệp trồng cây lâu năm là loại đất trồng những loại cây chỉ một lần nhưng cho sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm, mục đích nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người như lấy gỗ, làm thuốc, lấy bóng mát . 

Đồng thời còn nhằm cân bằng hệ sinh thái và tạo cảnh quan môi trường trong lành và mát mẻ.

Đất sản xuất nông nghiệp để trồng cây hàng năm

đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là loại đất trồng các loại cây có quá trình sinh trưởng từ khi gieo trồng đến thời điểm thu hoạch trong vài tháng hoặc không quá 01 năm. Chẳng hạn như đất trồng lúa nước, lúa nương,…. 

Đồng thời cũng là loại đất trồng các cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 5 năm như cây mía, đay, sả, dược liệu, đất trồng cỏ nhằm chăn nuôi gia súc.

Đất rừng sản xuất

đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất lâm nghiệp

Đất rừng sản xuất là một trong những loại đất sản xuất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện nay, đất rừng sản xuất được dùng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như lấy gỗ, trồng cây dược liệu lâu năm, động vật rừng và các sản phẩm rừng quý hiếm khác,…Tuy nhiên, mọi hoạt động khai thác phải đi đôi với cải tạo và bảo vệ, đồng thời phải tuân thủ tất cả các quy định pháp luật mà nhà nước ban hành ở Điểm c Khoản 1 điều 10 của Luật đất đai 2013

Đất rừng phòng hộ 

đất sản xuất nông nghiệp

Đất rừng phòng hộ là loại đất nhằm mục đích giảm thiểu một số thiên tai do thiên nhiên gây ra như xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất do lũ quét, lũ ống. Đồng thời bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu trong lành, cân bằng hệ sinh thái, tạo cảnh quan du lịch và bảo vệ môi trường trong lành. 

Đất rừng phòng hộ là một trong những loại đất sản xuất nông nghiệp được dùng vào nhiều mục đích khác nhau như là:

  • Đất rừng phòng hộ đầu nguồn
  • Đất rừng phòng hộ chắn gió và cát bay
  • Đất rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió biển
  • Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường và thiên nhiên

Tuy nhiên, tùy vào mục đích khác nhau của mỗi loại đất rừng phòng hộ sẽ có những cách sử dụng và cải tạo khác nhau tùy vào quy định mà nhà nước ban hành trong những điều khoản của pháp luật hiện nay.

Đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là một trong những loại hình đất sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chính giúp bảo tồn vẻ đẹp của thiên nhiên và cân bằng hệ sinh thái. 

Đồng thời, rừng đặc dụng còn là nơi lưu trữ và bảo vệ những giống gen quý hiếm của động – thực vật, tránh trường hợp khai thác quá mức dẫn đến tuyệt chủng các loài sinh vật. Đất rừng đặc dụng còn là nơi để nghiên cứu khoa học, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phục vụ cho nghỉ dưỡng,tham quan và du lịch sinh thái 

Đất rừng nuôi trồng thủy hải sản

đất sản xuất nông nghiệp
Đất rừng nuôi trồng thủy hải sản

Đất rừng nuôi trồng nuôi thủy sản cũng là loại đất thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chính là nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, nước ngọt. 

Đất để nuôi trồng thủy sản là loại đất có mặt nước nội địa như ao hồ, sông suối, kênh rạch, đầm phá, đất có mặt nước ven biển, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất cho thuê để nuôi trồng thủy hải sản,….

Đất làm muối

đất sản xuất nông nghiệp
Đất làm muối

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 40/ 2017 / NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối thì đất làm muối được định nghĩa là diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được các cấp có thẩm quyền phê duyệt như đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối quy mô thủ công. 

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đặc biệt là đường bờ biển dài là một lợi thế rất lớn với việc sản xuất muối quy mô lớn hoặc quy mô nhỏ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhà nước đã có những biện pháp, khuyến khích và ưu tiên với những vùng giáp biển có điều kiện làm muối nhằm tạo ra sản lượng muối nhiều hơn cũng như tạo ra nhiều việc làm cho người dân ven biển.

Đất sản xuất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác là bao gồm các loại đất sử dụng với các mục đích như xây dựng nhà kính nhằm trồng trọt, xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Đồng thời, đây cũng là loại đất để nghiên cứu và thí nghiệm phục vụ cho nhu cầu học tập, trải nghiệm thực tế, ươm tạo giống cây trồng và vật nuôi, trồng hoa và cây cảnh. 

Đất sản xuất nông nghiệp có được chuyển nhượng không?

Theo quy định của pháp luật mà nhà nước ban hành trong các bộ luật đất đai thì khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định như sau

  • Cá nhân và hộ gia đình cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
  • Đất sản xuất nông nghiệp không bị kê biên và không nằm trong bất kỳ tranh chấp gì
  • Đất hiện vẫn còn đang trong thời hạn sử dụng và quy hoạch

Đồng thời, theo pháp luật nhà nước ban hành còn có những quy định về các trường hợp hạn chế và cấm chuyển nhượng đất nông nghiệp tại Điều 130 Luật đất đai và tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP  như sau:

  • Đối với các hộ gia đình, các cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được quyền chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp.
  • Các hộ gia đình, các cá nhân không có quyền chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp như đất ở, đất nông nghiệp trong các khu rừng phòng hộ, khu phục hồi sinh thái,….

Thuê đất sản xuất nông nghiệp sẽ như thế nào?

Việc thuê đất sản xuất nông nghiệp cũng cần phải tuân thủ các điều kiện mà nhà nước ban hành trong các điều luật của bộ luật đất đai 2013 ở điều 58 như sau:

  • Người thuê đất bắt buộc có đủ năng lực tài chính 
  • Không vi phạm các luật đất đai, môi trường

Bên cạnh đó, để thực hiện việc thuê đất sản xuất nông nghiệp các cá nhân và hộ gia đình cần nộp đơn xin thuê đất tại các cơ quan nhà nước, UBND xã, phường và thị trấn nơi thuê đất.

  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ xem xét hồ sơ, thẩm tra và ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin thuê đất với trường hợp đủ điều kiện thuê đất để làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích sao hồ sơ địa chỉ và sau đó gửi đến phòng Tài Nguyên và Môi Trường.
  • Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ thanh tra các trường hợp thuê đất sản xuất nông nghiệp, xác minh thực địa và sau đó sẽ trình cho các cấp chính quyền cao hơn như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ quyết định và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời sẽ ký hợp đồng cho thuê đất đối với người thuê đất.

Xây nhà trên đất sản xuất nông nghiệp có hợp lý không?

Đây là một trong những câu hỏi được đông đảo người dân thắc mắc.

Và việc xây nhà trên đất sản xuất nông nghiệp đã được pháp luật nhà nước ban hành trên các Điều khoản và luật pháp rất rõ ràng. Theo Khoản 1 Điều 6 và và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích theo công dụng của từng loại đất và phải tuân thủ các quy định sử dụng, bảo tồn, quy hoạch đất có kế hoạch.

Chính vì vậy mà theo luật Đất đai 2013 thì việc xây nhà trên đất sản xuất nông nghiệp là bất hợp pháp và trái với quy định của pháp luật ban hành 

Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà ở trên đất sản xuất nông nghiệp một cách bất hợp pháp, chưa xin phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật ban hành, có thể dao động từ vài triệu đến một tỷ đồng.

Kết luận

Và ở bài viết này, Nghemoigioi đã giải đáp những thắc mắc về đất sử dụng nông nghiệp cũng như các thông tin liên quan mà chắc chắn các bạn cần biết. 

Trích Lục Đất Là Gì? Tìm Hiểu Kiến Thức Về Trích Lục Đất

Trích Lục Đất Là Gì? Đối với 1 lô đất nền, hay 1 ngôi nhà. Thì vấn đề quan trọng...

Đất LUC Là Gì? Thông Tin Cơ Bản Về Đất LUC

Nhiều khách hàng quan tâm đến đầu tư bất động sản với nhiều loại phân khúc đất khác nhau,đặc biệt...

Hành lang lộ giới là gì? Quy định về lộ giới trong xây dựng

Hành lang lộ giới là gì? Làm thế nào để xác định hành lang lộ giới? Khi xây dựng công...

Kinh Nghiệm Mua Đất Phân Lô Bán Nền Hiệu Quả

Nếu khách hàng là người quan tâm đến thị trường Bất Động Sản hẳn không quá xa lạ với khái...

cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà

Cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà chi tiết, chính xác

Cách tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà sao cho chuẩn xác là điều đang được rất nhiều người...

kinh nghiệm nhận nhà chung cư

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư mà bạn cần phải biết rõ

Kinh nghiệm nhận nhà chung cư là nội dung quan trọng người mua cần lưu ý để đảm bảo các...

1Km2 bằng bao nhiêu ha? Cách quy đổi đơn giản

Nắm vững được cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích là một điều cực kỳ quan trọng trong...

Căn Hộ Officetel Là Gì? Có Nên Đầu Tư Trong Năm Nay?

Những năm trở lại đây, căn hộ officetel trở nên khá nhộn nhịp trên thị trường bất động sản trong...