Cách tính dòng tiền dự án đơn giản, dễ hiểu, ví dụ chi tiết
Cách tính dòng tiền dự án là điều các nhà kinh doanh cần nắm rõ để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các dự án qua thời gian. Vậy làm thế nào để xác định dòng tiền của dự án một cách đơn giản và dễ hiểu nhất? Cùng Nghemoigioi.vn mang đến bạn đọc phương pháp và ví dụ cách tính dòng tiền dự án đầu tư trong bài viết này.
1. Một số khái niệm cơ bản về hoạch định dòng tiền
Một số người thường nhầm lẫn giữa dòng tiền và lợi nhuận, tuy nhiên đây là hai thuật ngữ riêng biệt. Vậy sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền dự án là gì?
- Lợi nhuận: Là khoản tiền hoặc tài sản mà người kinh doanh sẽ nhận được sau khi trừ hết các chi phí cần thiết trong quá trình kinh doanh. ( Công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí).
- Dòng tiền (Cash flow): Là khái niệm để chỉ sự vận động của các tài sản hoặc tiền tệ. Dòng tiền dự án bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào. Hai loại dòng tiền này phản ánh khoản tiền thực trong từng thời điểm khi đầu tư kinh doanh. (Công thức: Dòng tiền = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra).
2. Phân loại đầu tư dự án
Các dự án đầu tư hiện nay bao gồm dự án mở rộng và dự án thay thế. Mỗi kiểu dự án đầu tư sẽ có những phương pháp hoạch định dự án khác nhau. Vậy đặc điểm của các loại dự án dòng tiền này được thể hiện như thế nào?
- Hoạch định dự án dòng tiền mở rộng
Dành cho các dự án đầu tư muốn mở rộng thêm cơ sở sản xuất, công nghệ hoặc muốn phát triển các dự án mới. Khi đó, dòng tiền vào là doanh thu có xu hướng tăng nhanh. Dòng tiền ra bao gồm các chi phí đầu tư và phát triển. Khoản phí này có xu hướng tăng mạnh, đồng thời có thể phát sinh các chi phí cơ hội và nâng mức vốn luận chuyển lên cao.
- Hoạch định dự án dòng tiền thay thế
Phân loại hoạch định dòng tiền thay thế thường dành cho các dự án khi muốn thay thế công cụ sản xuất sang những thiết bị mới và hiện đại hơn với mục đích giảm thiểu chi phí sản xuất. Dòng tiền vào đối với loại dự án này tăng chậm hoặc thậm chí không tăng.
Tuy nhiên, việc thanh lý các tài sản cố định có thể sẽ tạo ra nguồn thu cho dự án. Về cơ bản, chi phí và vốn luân chuyển cho quá trình vận hành dự án không có thay đổi hoặc có sự tăng giảm nhẹ. Đồng thời chi phí cơ hội ít xuất hiện hơn.
3. Những yêu cầu đối với cách tính dòng tiền dự án
Khi tìm hiểu cách tính dòng tiền dự án, các nhà đầu tư cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Dòng tiền đầu tư là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư của các nhà kinh doanh thay vì lợi nhuận. Vì thế, nhà đầu tư chỉ nên xác định các chỉ liên có liên quan khi xác định dòng tiền dự án đầu tư.
- Mỗi dòng tiền chỉ thực hiện tính toán một lần, tránh tình trạng trùng lặp lầm xuất hiện giá trị ảo cho dòng tiền hoặc các khoản mục.
- Tuân thủ công thức : Dòng tiền = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra.
4. Các cách tính dòng tiền dự án hiện nay
Hiện nay, hai phương pháp tính dòng tiền phổ biến nhất là theo cách tính trực tiếp hoặc gián tiếp. Cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai cách tính dòng tiền đầu tư này là gì.
4.1 Phương pháp tính dòng tiền trực tiếp
Phương pháp xác định dòng tiền của dự án trực tiếp là cách tính dựa theo các dòng tiền mà nhà đầu tư đã thu được và đã phải chi cho các dự án. Dòng tiền vào và dòng tiền ra cho dự án được tổng hợp từ nhiều khoản thu chi khác nhau.
- Công thức: Dòng tiền dự án = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
- Các khoản dòng tiền vào:
-
- Doanh thu
- Thuế được hoàn
- Tài sản cố định thanh lý
- Tăng các khoản phải thu
- Các khoản dòng tiền ra:
-
- Chi phí sản xuất, đầu tư
- Thanh toán các khoản nợ
- Thanh toán lương cho nhân viên
- Tăng các chi phí
- Đóng thuế nhà nước
4.2 Phương pháp tính dòng tiền gián tiếp
Phương pháp tính dòng tiền gián tiếp được xác định sau khi trừ hết các chi phí và đóng thuế. Vậy các nhà đầu tư sẽ xác định dòng tiền của dự án theo phương pháp này như thế nào?
- Cách xác định dòng tiền của dự án
Sau khi nộp các khoản thuế và tính toán các khoản thu chi, số tiền và tài sản còn lại chính là dòng tiền ròng. Đây cũng chính là lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được. Nguồn lợi nhuận này được phân thành hai quan điểm đầu tư khác nhau, bao gồm quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư.
- Quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư chủ yếu được áp dụng để thẩm định các dự án của ngân hàng. Đối với quan điểm đầu tư này, các ngân hàng sẽ tập trung đến lợi ích đạt được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí thay vì để ý đến các nguồn vốn khác. Theo đó, công thức tính dòng tiền vào và dòng tiền ra như sau:
-
- Dòng tiền vào = Lợi nhuận sau thuế + các khoản khấu hao +vốn lưu động ròng sau khi thu hồi + khoản thu sau khi thanh lý tài sản + lãi ngân hàng chính.
- Dòng tiền ra = chi phí đầu tư + các chi phí phát sinh khác.
- Quan điểm chủ đầu tư
Quan điểm này chủ yếu được áp dụng tại các doanh nghiệp khi thiết lập các dự án đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp chỉ tập trung đến khoản lợi nhuận sau cùng. Dòng tiền được xác định sau khi thanh toán hết các khoản nợ các gốc lẫn lãi của tổng dòng tiền đầu tư. Phương pháp tính dòng tiền ra vào như sau:
-
- Dòng tiền vào = Lợi nhuận sau thuế + các khoản khấu hao +vốn lưu động ròng sau khi thu hồi + khoản thu sau khi thanh lý tài sản
- Dòng tiền ra = chi phí đầu tư + thanh toán nợ gốc + các chi phí phát sinh khác
5. Các nguyên tắc hoạch định dòng tiền
Khi hoạch định dòng tiền, nhà đầu tư cần đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản bao gồm khấu hao nhanh bổ sung, vốn luân chuyển và đầu tư thuần. Vậy cụ thể những nguyên tắc này là như thế nào?
5.1 Phương pháp khấu hao nhanh bổ sung
Khi hoạch đinh dòng tiền theo phương pháp khấu hao, các đơn vị cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đối với phương pháp này, tài sản được chia thành 6 nhóm. Theo đó, mỗi nhóm tài sản sẽ có tỷ lệ khấu hao hằng năm được tính theo phương pháp giảm dần theo số dư. Sau đó, khi đến một thời điểm tối ưu, tỷ lệ này được chuyển qua phương pháp đường thẳng.
- Không tính giá trị thu hồi.
- Hệ số khấu hao nhanh của các nhóm tài sản 3, 5, 7, 10 năm lên đến 200% và 150% đối với nhóm tài sản 15, 20 năm.
- Công thức: KH hằng năm = Tỷ lệ MACRS x Nguyên giá.
5.2 Vốn luân chuyển
Đặc trưng của phương pháp hoạch định vốn luân chuyển bao gồm:
- Nguyên tắc này được sử dụng trong phương pháp hoạch định dòng tiền thay thế, đặc biệt là khi có sự thay đổi hàng tồn kho, các khoản tiền phải thu và quỹ tiền mặt trong doanh nghiệp.
- Công thức: Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.
- Trong giai đoạn cuối của dự án, các khoản tăng thêm được đầu tư vào nguồn vốn luân chuyển sẽ được thu về, bao gồm các chỉ tiêu phát sinh trong giai đoạn bắt đầu.
- Trong trường hợp các nhân tố không có gì thay đổi, vốn luân chuyển trong giai đoạn cuối của dự án bị giảm xuống sẽ khiến dòng tiền thuần tăng lên.
- Vốn luân chuyển sau khi thu hồi không bị đánh thuế.
5.3 Đầu tư thuần
Khi lựa chọn đầu tư thuần, các nhà đầu tư cần chú ý:
- Đầu tư thuần là việc đầu tư các khoản tiền mặt ban đầu trong dự án. Sau một thời gian, các dòng tiền có thể phát sinh được coi là dòng tiền hoạt động thuần.
- Công thức: Đầu tư thuần = – Giá trị các tài sản – Vốn luân chuyển gia tăng ban đầu + Dòng tiền vào sau khi thanh lý tài sản ± Thuế phát sinh khi thanh lý tài sản.
Về cơ bản, cách tính dòng tiền dự án không quá phức tạp và là phương pháp hiệu quả để các nhà đầu tư nắm bắt được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, Nghemoigioi.vn đã giúp các độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp xác định dòng tiền dự án này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!