Tài sản thế chấp là gì? Những quy định áp dụng đối với tài sản thế chấp

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp mà nhiều người thường tìm đến để giải quyết nhu cầu thiếu hụt tài chính của mình. Nhưng tài sản nào có thể thế chấp được thì chắc hẳn còn khá nhiều người chưa biết. Vậy nên trong bài viết này Nghemoigioi sẽ giải đáp giúp bạn tài sản thế chấp là gì? Những quy định áp dụng đối với tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp là gì? 

tài sản thế chấp là gì?
Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là đối tượng trong hợp đồng thế chấp, tài sản phải thuộc sở hữu của bên thế chấp bao gồm tất cả các loại tài sản ngoại trừ các trường hợp pháp luật cấm hoặc đó không phải là tài sản thể dùng để thế chấp và tài sản thế chấp không được phép chuyển giao cho bên người nhận thế chấp (Luật pháp quy định rằng tài sản thế chấp là do bên thế chấp giữ. Có thể thỏa thuận giao tài sản thế chấp cho người thứ ba giữ). 

Có những loại tài sản thế chấp nào? 

Tài sản thế chấp vô hình và tài sản thế chấp hữu hình 

Tài sản thế chấp vô hình là tài sản không nhìn thấy được, không cầm nắm được, không có hình dáng vật chất. Ví dụ như là quyền sở hữu trí tuệ, các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên và các tài sản vô hình khác. 

Tài sản thế chấp hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữ thông qua các giác quan tiếp xúc như cầm, nắm, sờ thấy chúng. Ví dụ như; đất đai, nhà cửa, máy móc,… 

Tài sản thế chấp là bất động sản và động sản 

Tài sản thế chấp là động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên tính năng, công dụng. là những tài sản có thể là tàu biển, các phương tiện giao thông đường sắt, di vật, cổ vật, vũ khí,… 

Tài sản thế chấp là bất động sản là nhà ở, đất đai, công tình xây dựng gắn liền với đất đai. 

Tài sản thế chấp hiện có sẵn và tài sản sẽ hình thành trong tương lai 

Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm có: tài sản chưa được hình thành. Tài sản đã được hình thành, tuy nhiên chủ thể chỉ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản sau thời điểm giao dịch được xác lập. Tài sản thế chấp hiện có là tài sản đã được hình thành và có quyền sở hữu đối với bên thế chấp tại thời điểm giao dịch thế chấp được xác lập. 

Tài sản thế chấp hình thành trong tương lai là tài sản khi giao dịch thế chấp được xác lập, chưa xác lập quyền sở hữu của bên nhận thế chấp nhưng chắc chắn bên nhận thế chấp tồn tại và sẽ xác lập quyền sở hữu. trước hoặc tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp. 

Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định riêng đối với một số loại tài sản như tài sản hình thành trong tương lai có thể tạm thời đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với giao dịch thế chấp, sau khi công chứng các bên có thể đăng ký thế chấp.

Xem thêm: Vay Thế Chấp Ngân Hàng Agribank

Tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu

Tài sản thế chấp có đăng ký quyền sở hữu có thể liệt kê như quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng (bất động sản), tàu thuyền, ô tô, một số quyền tài sản,.. 

Những tài sản còn lại theo phương pháp loại gắn với tài sản có đăng ký quyền sở hữu được gọi là tài sản thế chấp không đăng ký quyền sở hữu 

Những quy định áp dụng đối với tài sản thế chấp 

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì bất động sản này và các vật phụ của động sản cũng phải có trong tài sản thế chấp. 

Nếu bạn cầm cố một phần bất động sản hoặc động sản thì những đồ đạc liên quan đến những đồ đạc này thuộc tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Trong trường hợp dùng quyền sử dụng đất để tiến hành thế chấp mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất trong ở trường hợp này cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 

Trường hợp tài sản thế chấp có bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải có thông báo đến cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản được bảo hiểm đang được dùng với mục đích thế chấp. Lúc này, bên bảo hiểm chi sẽ trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 

Trường hợp bên nhận thế chấp không có bất cứ thông báo nào cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản được bảo hiểm đang được dùng cho mục đích thế chấp thì tổ chức bảo hiểm có nhiệm vụ chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp theo đúng quy định. 

Các phương thức xử lí tài sản thế chấp

các phương thức xử kí tài sản thế chấp
Xử lý tài sản thế chấp

Tài sản được thế chấp thì bên nhận tài sản thế chấp chỉ được xử lý tài sản thế chấp trong các trường hợp sau ( Theo điều 299 bộ luật dân sự 2015):

  •  Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nhưng bên có nghĩa vụ lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Ngoại trừ một số trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Một số biện pháp xử lý tài sản thế chấp:

  • Bán đấu giá tài sản
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
  • Bên nhận bảo đảm sẽ nhận chính tài sản để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
  • Phương thức khác.

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tài sản thế chấp

♦ Bên thế chấp có thể tự ý bán tài sản thế chấp không?

Bên thế chấp sẽ không được tự ý bán tài sản thế chấp. Nếu tự ý bán tài sản thế chấp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, giao dịch mua bán tài sản thế chấp sẽ bị vô hiệu hóa nếu bên thế chấp vi phạm quy định về việc tự ý bán tài sản thế chấp nhưng không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép như nêu trên đây. Lúc này, bên nhận thế chấp sẽ có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thứ ba đang giữ tài sản thế chấp giao toàn tài sản đó cho bên nhận thế chấp để xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, việc tự ý bán tài sản thế chấp trái với quy định nêu trên nếu gây ra thiệt hại cho bên nhận thế chấp thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bên thế chấp

♦ Có thể thay đổi tài sản thế chấp tại ngân hàng không?

Bạn vẫn có thể thay đổi tài sản thế chấp tại ngân hàng nếu được ngân hàng mà bạn đang thế chấp đồng ý thay đổi việc đó

♦ Đất đai đang bị tranh chấp về ranh giới có thể đem ra thế chấp được không?

 Theo quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch tại điều 118 luật nhà ở 2014 thì đất đai đang bị tranh chấp về ranh giới không đủ điều kiện để thế chấp.

 Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “tài sản thế chấp là gì? “. Việc hiểu rõ khái niệm này sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn cụ thể và thấu đáo hơn trong quan hệ nghĩa vụ dân sự giúp cho các cá nhân, kể cả pháp nhân tránh được những rủi ro khi xác lập các giao dịch dân sự.

chi phí ở chung cư mỗi tháng

Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu? Các loại chi phí

Chi phí ở chung cư mỗi tháng hết bao nhiêu? Đây chắc hẳn là một vấn đề được rất nhiều người...

Nhà Cấp 1 2 3 4 Là Gì? Những Pháp Lý Liên Quan Bạn Cần Biết

Việc phân loại nhà cũng đang được không ít người quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến việc...

Đất tái định cư là gì? Có Nên Mua Đất Tái Định Cư Không?

Nhà nước tiến hành thu hồi quỹ đất, nhà cửa và để ổn định cuộc sống nhà nước sẽ bồi...

vnindex là gì

Vnindex là gì? Tầm quan trọng chỉ số Vnindex cho nhà đầu tư

Trong thị trường chứng khoán, vnindex là gì? Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư theo dõi được...

Đất DTL Là Gì? Luật Đất Đai Về DTL?

Mỗi loại đất đai ở Việt Nam đều được nhà nước phân chia và quy định riêng biệt. Và không...

có nên đầu tư đất vào thời điểm này

Có nên đầu tư đất vào thời điểm này? Thông tin chi tiết nhất

"Có nên đầu tư đất vào thời điểm này hay không?" là băn khoăn của không ít nhà đầu tư...

Trích Lục Đất Là Gì? Tìm Hiểu Kiến Thức Về Trích Lục Đất

Trích Lục Đất Là Gì? Đối với 1 lô đất nền, hay 1 ngôi nhà. Thì vấn đề quan trọng...

Căn hộ Dual Key là gì? Kiến Thức Về Căn Hộ Dual Key

Thị trường bất động sản tại Việt Nam rất “hot”, nhu cầu nhà ở thì tăng nhưng quỹ đất lại...