Room tín dụng là gì? Thông tin liên quan đến room tín dụng
Room tín dụng là gì có lẽ là câu hỏi chung của khá nhiều khách hàng đang quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy thuật ngữ này liên quan đến vấn đề gì và ảnh hưởng ra sao thị trường kinh tế hiện nay. Nghemoigioi.vn đã tổng hợp những thông tin liên quan ngay trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Room tín dụng là gì?
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm room tín dụng ngân hàng là gì? Bạn đọc có thể hiểu một cách đơn giản thì đây chính là hạn mức cho vay tối đa của mỗi ngân hàng. Room tín dụng được đưa ra và thực thi từ năm 2011 đến nay. Mỗi năm Ngân hàng Nhà nước đều sẽ ban hành một mức tăng trưởng tín dụng cho toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
Nghemoigioi.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc một ví dụ để bạn có thể hình dùng room tín dụng. Ví dụ hạn mức tăng trưởng tín dụng đầu năm 2022 là 14%. Năm 2021, ngân hàng của bạn có quy mô tín dụng là 100.000 tỷ đồng. Vậy thì room tín dụng ngân hàng của bạn vào năm 2022 sẽ được tính như sau 100.000 tỷ x 14% = 114.000 tỷ.
2. Một số khái niệm khác liên quan đến room tín dụng
Trong room tín dụng sẽ chia thành những thành phần và được định nghĩa khác nhau. Phần trên bạn đọc đã tìm hiểu room tín dụng là gì. Tiếp theo đây là một vài khái niệm liên quan mà bạn đọc có thể tham khảo.
2.1 Hết room tín dụng là gì?
Khi ngân ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quy định đầu mỗi năm thì được gọi là cạn room tín dụng. Như vậy, ngân hàng đó sẽ không thực hiện được việc cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến những cá nhân và doanh nghiệp đang muốn vay vốn. Từng ngân hàng sẽ có mức room tín dụng khác nhau phụ thuộc vào sức mạnh tài chính của ngân hàng đó.
Khi một ngân hàng có room tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái hoặc so với những ngân hàng trong cùng hệ thống thì điều này chứng minh ngân hàng đó đang có mức rủi ro tài chính cao hơn so với quá khứ hoặc so với những ngân hàng đối thủ. Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng cho vay với số tiền vượt quá vốn chủ sở hữu. Hoặc cũng có thể ngân hàng cho vay tập trung vào những thị trường mang lại nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán,…
2.2 Nới room tín dụng là gì?
Ngân hàng Nhà nước sử dụng room tín dụng để quản lý rủi ro khi các Ngân hàng Thương mại cho vay. Điều này sẽ tránh tình trạng cho vay vượt mức vốn ngân hàng. Khi ngân hàng cạn room tín dụng thì sẽ không được cho vay nữa. Tuy nhiên một dấu hiệu đáng mừng cho các ngân hàng là room tín dụng có thể được nới lỏng.
Vậy ngân hàng nới room tín dụng là gì? Trải qua quá trình rà soát và kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định xem ngân hàng nào được nới room tín dụng. Như vậy, các ngân hàng sẽ được cho vay vượt quá giới hạn tín dụng. Tùy vào nguồn tài chính của ngân hàng và mức độ rủi ro mà sẽ được nới room tín dụng khác nhau. Các ngân hàng lớn như Vietconbank, MBBank,… sẽ có hạn mức tín dụng cao hơn.
Dưới đây là 2 cơ sở Ngân hàng Nhà nước dựa vào để quyết định nới room tín dụng:
- Xếp hạng của từng ngân hàng theo thông tư 52/2018/TT-NHNN.
- Ngoài ra còn dựa vào những định hướng, chủ trương của chính phủ về giảm lãi suất khi cho người dân, doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ xử lý những ngân hàng yếu kém.
3. Lý do ngân hàng phải quy định hạn mức room tín dụng
Room tín dụng nghĩa là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Sở dĩ ngân hàng đặt ra hạn mức room tín dụng nhằm để dễ dàng quản lý tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong nước. Hai mục tiêu này đặc biệt quan trọng và luôn phải được thực hiện đồng thời với nhau.
3.1 Kiểm soát tốc độ tăng tín dụng
Room tín dụng ra đời và được áp dụng từ năm 2011. Trước đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể lên đến 30-50%. Đây là một con số rất lớn và mang lại nhiều rủi ro chi cá ngân hàng. Mức tăng trưởng vượt quá khả năng quản lý gây mất cân đối vốn, mất khả năng thanh toán hay lạm phát,…Chính vì vậy, nhằm đảm bảo cân bằng và an toàn cho hệ thống ngân hàng thì hạn mức tín dụng được đặt ra.
3.2 Chất lượng tín dụng được đảm bảo
Nhờ có room tín dụng mà các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay và sàng lọc khách hàng. Những quy định chặt chẽ trong việc cho vay được đặt ra và ngân hàng cũng ưu tiên những hồ sơ vay vốn minh bạch. Điều này cũng tác động rất nhiều lên người vay, bởi vì số tiền vay là có hạn nên cá nhân và doanh nghiệp sẽ sử dụng một cá hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn đọc có biết siết room tín dụng là gì và dùng để làm gì không. Ngân hàng Nhà nước sẽ siết room tín dụng đối với những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán hay bất động sản.
4. Ngân hàng sử dụng cơ chế nào để phân bổ room tín dụng
Room tín dụng là gì đã được cung cấp ở những phần trên. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân bổ room tín dụng sao cho hợp lý. Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai điều hành tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu toàn ngành. Ngoài ra, ngay từ đầu năm thì các tổ chức tín dụng cũng đều nhận được những mục tiêu tăng trưởng tín dụng riêng. Điều này nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định, phát triển nền kinh tế nước nhà.
Đầu năm 2022, mức tăng trưởng tín dụng được đặt ra là 14% cho toàn ngành. Mục tiêu này được xây dựng dựa trên những yếu tố như tăng trưởng tín dụng thực tế vào năm 2021 là 13,61% và năm 2020 là 12,17%. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước còn căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6.5%, lạm phát 4%.
Hai tiêu chuẩn chính giúp cho Ngân hàng Nhà nước phân bổ mức tăng trưởng tín dụng của năm 2022 như sau:
- Hoạt động tổ chức tín dụng của từng ngân hàng sẽ được đánh giá và tính điểm theo Thông tư 52/2018 TT-NHNN.
- Cơ sở thứ hai chính là dựa vào những chính sách và triết lý hoạt động của chính phủ và ngân hàng nhà nước như tiêu chí tín dụng cho vay bất động sản, trái phiếu,…Đây chính là cơ sở để nâng hoặc hạ mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng.
5. Cập nhật thông tin mới nhất về nới room tín dụng và tăng trưởng tín dụng
Năm 2022, do cuộc chiến của Nga và Ukraine mà lạm phát ngày càng tăng. Điều này xuất phát từ việc tăng chi phí của hàng hóa và nguyên vật liệu. Để giải quyết tình trạng này, những ngân hàng lớn trên thế giới đều thắt chặt chính sách tiền tệ. Có như vậy thì mới ổn định được đời sống của ngày dân và nền kinh tế.
Nhà nước hàng năm đều sẽ đưa ra các chỉ tiêu tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế nhằm hạn chế lạm phát và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Bởi vì những hoạt động kinh doanh ở nước ta đều phụ thuộc vào việc vay tín dụng ngân hàng. Cuối năm 2021, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam là 124% thuộc top cao nhất thế giới. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý để phòng tránh các rủi ro sau này. Thêm một thông tin đáng chú ý nữa chính là Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng room tín dụng từ 1-4% cho 4 ngân hàng lớn và một số ngân hàng đáng tin cậy khác từ ngày 7/9.
6. Thông tin nới room tín dụng của các ngân hàng
Bạn đọc đã hiểu được mở room tín dụng là gì ở các phần trên. Sau đây là danh sách một số ngân hàng được nới room tín dụng mà bạn đọc nên tham khảo. Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem nên vay tín dụng tại ngân hàng nào để nhận được nhiều ưu đãi nhất.
Tên ngân hàng | Hạn mức tín dụng vào đầu năm | Ước tính hạn mức tín dụng được điều chỉnh lần 2 | Ước tính hạn mức tín dụng được điều chỉnh lần 3 | Ước tính tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 | Nhận định |
VPB | 15% | 0.7% | 14.3% | 30% | Tăng trưởng trưởng tín dụng ước tính đạt 30% và cao hơn so với dự đoán là 23% |
HDB | 15% | 3.4% | 5.1% | 23.5% | Tăng trưởng trưởng tín dụng ước tính đạt 23.5% và cao hơn so với dự đoán là 20% |
MBB | 15% | 3.2% | 5% | 23.2% | Tăng trưởng trưởng tín dụng ước tính đạt 23.2% và cao hơn so với dự đoán là 20% |
VCB | 15% | 2.7% | 0.9% | 18.6% | Tăng trưởng trưởng tín dụng ước tính đạt 18.6% và cao hơn so với dự đoán là 18% |
ABB | 13% | 2.2% | 15.2% | ||
OCB | 10% | 3.1% | 13.1% | ||
ACB | 10% | 3% | 13% | ||
VIB | 10% | 3% | 13% | ||
TPB | 11.5% | 1.2% | 12.7% | ||
TCB | 9% | 2.7% | 11.7% | ||
EIB | 10% | 1.2% | 11.2% | ||
STB | 7% | 4% | 11% | ||
LPB | 10% | 1% | 11% | ||
BID | 10% | 0.7% | 10.7% | ||
CTG | 10% | 0.7% | 10.7% | ||
Agribank | 7% | 3.5% | 10.5% | ||
SHB | 7% | 3.2% | 10.2% | ||
MSB | 9.5% | 0.7% | 10.2% | ||
Tổng | 13.6% |
Một số thông tin về room tín dụng của các ngân hàng được cung cấp dưới đây:
- Ngân hàng Sacombank: Năm 2022, Ngân hàng này được nới thêm 4% room tín dụng so với hạn mức cũ là 7%. Dư địa hiện nay của ngân hàng là 11.000 tỷ dùng để tăng trưởng kinh tế. Vào cuối quý II năm 2022, tổng dư nợ cho vay của Sacombank đã đạt được hơn 400.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng Vietcombank: Hạn mức tín dụng mới của Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước quy định trong năm 2022 là 17.7%. Đến cuối tháng 8 năm 2022 thì ngân hàng đã đạt đến 14,7%. Như vậy, các tháng còn lại ngân hàng chỉ có thể cho vay đến 32.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng Agribank: Đây là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống về dư nợ cho vay. Cũng như Sacombank thì năm 2022 Agribank cũng được nới room tín dụng thêm 3.5% so với hạn mức cũ là 7%. Như vậy, tính đến cuối năm, ngân hàng này có 50.000 tỷ đồng dư địa được tung ra thị trường.
Trên đây là những thông tin hữu ích về room tín dụng là gì mà Nghemoigioi.vn muốn cung cấp cấp đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc vay vốn tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Chúng tôi sẽ trở lại với những chủ đề hấp dẫn hơn nữa trong các bài viết lần sau, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!