Lạm phát là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lạm phát

Lạm phát là gì? Lạm phát là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với nền kinh tế vĩ mô và được rất nhiều người quan tâm. Đây còn là một trong những vấn đề có tác động rất lớn đến nền kinh tế ở mọi mặt. Hãy cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu chi tiết về lạm phát cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng liên tục trong mức giá chung của dịch vụ hoặc hàng hóa theo thời gian. Theo vĩ mô thì thì lạm phát là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian. Vậy chỉ số lạm phát là gì? Hiểu theo một cách đơn giản, khi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia tăng lên thì giá trị của một đồng tiền tệ sẽ có thể mua được hàng hóa và dịch vụ ít hơn.

Ngoài ra, lạm phát còn phản ánh sức mua giảm của người mua hàng trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát không những xảy ra trong một quốc gia mà còn vượt ra các quốc gia khác. Lúc này, lạm phát nghĩa là sự giảm giá trị của đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

lạm phát là gì
Lạm phát là sự tăng liên tục của mức giá chung

Ví dụ về lạm phát như sau: Một bát mì vào năm 2020 được bán với mức giá 20.000 đồng nhưng đến năm 2023 thì người mua phải trả với mức giá 40.000 đồng.

2. Phân loại lạm phát 

Phân loại lạm phát như thế nào và những rủi ro lạm phát là gì? Hiện nay, lạm phát được chia làm 3 loại chính đó là lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Những đặc điểm nổi bật của từng loại lạm phát là gì? Các bạn có thể tham khảo bảng liệt kê dưới đây.

STT Mức độ lạm phát Đặc điểm
1 Lạm phát tự nhiên Tỷ lệ lạm phát của lạm phát tự nhiên là 0 – 10%/năm. Trong trường hợp lạm phát tự nhiên, nền kinh tế vẫn sẽ hoạt động bình thường và đời sống người dân vẫn ổn định, ít gặp phải rủi ro.
2 Lạm phát phi mã Tỷ lệ lạm phát ở mức lạm phát phi mã từ 10% – dưới 1000%/năm. Nền kinh tế lúc này sẽ bị ảnh hưởng và biến động nghiêm trọng, tiền tệ bị mất giá và thị trường tài chính có thể bị phá vỡ.
3 Siêu lạm phát Vậy những khác biệt của siêu lạm phát là gì? Ở mức này, tỷ lệ lạm phát sẽ trên 1000%/năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, kinh tế sẽ bị rối loạn và khó có thể khôi phục lại như bình thường.

3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, dưới đây hãy cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu 7 nguyên nhân chính sau đây.

3.1 Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là sự tăng giá của một dịch vụ, hàng hóa nào đó và khiến giá cả của những mặt hàng khác tăng theo. Có thể hiểu đơn giản hơn là khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên làm mất giá đồng tiền và kéo theo giá cả của những hàng hóa khác cũng tăng.

lạm phát là gì
Nhu cầu người dân tăng lên kéo theo mức giá hàng hóa tăng

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Có thể hiểu đơn giản, khi giá một số yếu tố của hàng hóa, dịch vụ tăng lên thì cũng làm tăng tổng chi phí sản xuất của các công ty, xí nghiệp. Chi phí đẩy sẽ bao gồm giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí máy móc, tiền lương, thuế. Do đó, để có thể bảo toàn lợi nhuận thì giá thành sản phẩm, hàng hóa cũng phải tăng theo. Lúc này sẽ làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

lạm phát ở việt nam
Lạm phát do chi phí đẩy

3.3  Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ xảy ra khi các ngân hàng in tiền hoặc mua ngoại tệ nhiều hơn với mục đích giữ cho giá trị tiền tệ trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ. Điều này sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều hơn, làm cung tiền lưu hành tăng và nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa cũng tăng cao.

lạm phát là gì
Lạm phát tiền tệ xảy ra khi cung tiền lưu thông tăng

3.4 Lạm phát do xuất khẩu

Khi tổng cầu lớn hơn tổng cung, tức là sự gia tăng của xuất khẩu hàng hóa làm cho nhu cầu tiêu thị của người mua trên thị trường nhiều hơn so với số lượng hàng hóa được cung cấp. Lúc này, hàng hóa sẽ được tổng hợp để xuất khẩu làm cho lượng hàng dùng để cung cấp cho thị trường nội địa giảm mạnh. Khi đó, giá cả của hàng hóa hay dịch vụ sẽ bị giảm do đã bị thu gom để xuất khẩu và xảy ra lạm phát.

3.5 Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu nghĩa là khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả của các mặt hàng trên thế giới tăng thì kéo theo sự gia tăng của các mặt hàng nhập khẩu. Điều này sẽ kéo theo sự gia tăng của giá sản phẩm đến một mức độ nào đó và bị lạm phát. Bên cạnh đó, sự gia tăng của tỷ giá và sự kết hợp giữa giá mua hàng từ nước ngoài cùng tỉ giá đều tăng cũng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát do nhập khẩu.

3.6 Lạm phát do cơ cấu

Khi kinh doanh có hiệu quả, người lao động sẽ được tăng tiền công danh nghĩa. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ thường có xu hướng tăng tiền công lao động cho nhân viên trong trường hợp kinh doanh không hiệu quả. Nhưng cũng vì hoạt động kinh doanh không tốt nên các công ty cũng buộc phải tăng giá thành của sản phẩm để có thể đảm bảo được mức lợi nhuận. Do đó đã gây nên tình trạng lạm phát.

lạm phát là gì
Lạm phát do cơ cấu

3.7 Lạm phát do cầu thay đổi

Khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó bị giảm xuống trong khi nhu cầu về mặt hàng khác lại có xu hướng tăng lên. Lúc này, trong trường hợp thị trường có nguồn cung độc quyền và giá cả có tính cứng nhắc (như giá điện, chỉ tăng mà không giảm) thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn sẽ giữ nguyên không giảm giá. Đồng thời mặt hàng có nhu cầu tăng thì giá lại tăng. Điều này dẫn đến tăng mức giá chung và gây ra lạm phát.

4. Giải pháp kiểm soát lạm phát

Vậy cách kiểm soát và khắc phục lạm phát là gì? Cùng Nghemoigioi.vn tìm hiểu ngay dưới đây.

4.1 Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông

Trước tiên, vì tiền đưa vào thị trường nền kinh tế quá cao dẫn đến tiền tệ bị mất giá. Cách khắc phục đó chính là giảm lượng tiền mặt và ngừng bơm tiền thông qua lãi suất tái chiết khấu, nâng mức lãi suất của tiền gửi ngân hàng. Điều này sẽ thúc đẩy mọi người gửi tiền ngân hàng nhiều hơn.

siêu lạm phát là gì
Giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường

4.2 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Lạm phát cũng có thể được kiểm soát bằng việc khuyến khích sản xuất kinh doanh. Lạm phát ngày càng mạnh là do lượng cung thấp hơn lượng cầu. Để giải quyết tình trạng này cần tăng cường sản xuất để đưa lượng cung và lượng cầu ngang bằng nhau hoặc cung thấp hơn cầu không quá ít để có thể giảm tỷ lệ lạm phát.

lạm phát là gì
Thúc đẩy hoạt động sản xuất

5. Ảnh hưởng của lạm phát đến tình hình kinh tế

Lạm phát có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Những ảnh hưởng khi tăng tỷ lệ lạm phát là gì? Dưới đây là sự ảnh hưởng của lạm phát đến một số lĩnh vực:

5.1 Đến thu nhập và việc làm người lao động

Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và việc làm. Nhu cầu tiêu dùng và số tiền bỏ ra để chi trả cho các hàng hóa, dịch vụ sẽ cao hơn. Như vậy tiền lương của nhân viên cũng nên tăng lên tương ứng. Tuy nhiên mức tăng lương lại không theo kịp mức giá tăng của sản phẩm. Do vậy sẽ làm thị trường lao động không ổn định, gây ra khoảng cách lớn giữa người có mức thu nhập cao và người có thu nhập thấp.

5.2 Đến sản xuất

Lạm phát làm cho giá cả của một số mặt hàng là nguồn cung của sản xuất tăng cao làm mức giá thành sản phẩm tăng theo. Tuy nhiên lạm phát sẽ giúp các nhà cung cấp nguồn cung sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Họ sẽ tích trữ, dồn ép hàng hóa nhiều hơn với mong muốn tăng giá bán của các sản phẩm.

5.3 Đến tăng trưởng nền kinh tế

Khi một quốc gia có lạm phát cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Lạm phát nhẹ sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại, lạm phát cao sẽ gây ra những biến động và rối loạn khó kiểm soát được.

  • Tăng sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường, ảnh hưởng đến sức mua và sản lượng hàng hóa, dịch vụ.
  • Làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm.
  • Sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt.
lạm phát là gì
Lạm phát có thể làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

6. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Căn cứ vào dự báo của IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), trong năm 2022 mức lạm phát ở Việt Nam tăng 3,9% trong khi mục tiêu đặt ra là 4%. Tuy nhiên nhìn chung thì mặt bằng mức giá chung vẫn được kiểm soát ổn định. Có 3 nguyên nhân chính gây nên thực trạng này:

  • Giá thành các loại nhiên liệu tăng liên tục.
  • Chuỗi cung ứng bị lạm phát.
  • Sự tăng đột biến của tổng cầu.

7. Phân biệt lạm phát và giảm phát

Lạm phát thì thường đi kèm với giảm phát. Ở các thông tin trên chúng ta đã hiểu được lạm phát là gì? Vậy giảm phát là gì? Lạm phát và giảm phát khác nhau như thế nào? Hãy cùng tham khảo bảng dưới đây.

Tiêu chí so sánh Lạm phát Giảm phát
Khái niệm Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền và sự tăng liên tục trong mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ Giảm phát là giảm lạm phát, là sự suy giảm của giá cả.
Nguyên nhân
  • Do sự thay đổi của nhu cầu trên thị trường.
  • Nguồn cung tiền lưu thông tăng.
  • Chi phí sản xuất tăng lên trong các doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu dùng trên thị trường suy giảm.
Bản chất Sự chênh lệch giữa cung – cầu, sự tăng giá cả. Sự giảm xuống của giá cả.
tỷ lệ lạm phát là gì
Giảm phát là sự giảm giá cả của hàng hóa, dịch vụ

Bài viết trên đây Nghemoigioi.vn đã cùng các bạn tìm hiểu lạm phát là gì và các nguyên nhân, cách kiểm soát lạm phát. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn có thể phân biệt được lạm phát và giảm phát. Nếu còn những thắc mắc, hãy liên hệ ngay để được giải đáp nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bản Đồ Quy Hoạch Là Gì? Ý Nghĩa Của 5 Loại Bản Đồ

Bản đồ quy hoạch là một khái niệm quen thuộc đối với bất cứ ai ở trong lĩnh vực bất...

có nên mua nhà không hợp hướng

Có nên mua nhà không hợp hướng? Cần lưu ý những gì?

Có nên mua nhà không hợp hướng là câu hỏi mà khách hàng thường xuyên đặt ra khi mua nhà....

Đất DNL Là Gì Và Lưu Ý Khi Chuyển Đổi?

Để giúp bạn hiểu rõ thêm về các loại đất, mục đích sử dụng cũng như lưu ý trong việc...

Penthouse là gì? Căn Hộ Penthouse có gì nổi bật?

Penthouse là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong bối cảnh xã hội hội nhập và phát...

thẻ tín dụng là gì

Thẻ tín dụng là gì? Tất tần tật thông tin về thẻ tín dụng cần biết

Thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến với nhiều người, đặc biệt là giới...

Đất Nền Dự Án Là Gì? 6 Lưu Ý Khi Mua Đất Nền Dự Án!

Trong bài viết dưới đây, nghemoigioi.vn sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích cho quý độc giả...

Kiot là gì? Vì sao nên đầu tư kinh doanh Kiot cho thuê?

Những nhà đầu tư bất động sản đã quá quen với việc kiếm lời từ việc cho thuê căn hộ,...

công thức tính số tiền phải trả hàng tháng

Công thức tính số tiền phải trả hàng tháng nhanh, chính xác

Bạn đã biết công thức tính số tiền phải trả hàng tháng hay chưa? Bất cứ khi nào vay tiền...