Khả năng thanh khoản là gì? Cách để lựa chọn dự án thanh khoản cao?
Các nhà đầu tư bất động sản luôn quan tâm và truyền tai nhau những dự án có tính thanh khoản cao, luôn nghiên cứu tìm xem những dự án có thanh khoản tốt để đầu tư. Vậy thanh khoản là gì? Làm thế nào để lựa chọn được dự án có tính thanh khoản cao để trở thành 1 nhà đầu tư bất động sản thông thái. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Khả Năng Thanh khoản là gì?
Thanh khoản nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản sản phẩm. Ví dụ, tài sản có tính thanh khoản cao nhất chính là tiền mặt, tiền mặt dùng trực tiếp để đổi lấy các dịch vụ, sản phẩm mà giá trị hầu như không thay đổi. Ngược lại, các sản phẩm/ tài sản có tính thanh khoản thấp do phải trải qua giai đoạn phân phối, quảng cáo, để chuyển đổi thành tiền mặt phải mất một thời gian dài.
Khả Năng Thanh khoản trong bất động sản?
Thanh khoản trong bất động sản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của dự án hay bất động sản đó. Để đánh giá tính thanh khoản của một dự án, là đáp án của câu “Nếu cần tiền và bán gấp thì liệu có ai mua bất động sản đó không”, nói cách khác là tài sản này có nhanh chóng chuyển thành tiền mặt không?
Tính thanh khoản là tiêu chí cần đặc biệt lưu ý nếu nhà đầu tư chi tiền vào bất động sản với phần lớn nguồn vốn là đi vay. Thanh khoản không tốt rất có khả năng làm cho nhà đầu tư điêu đứng hoặc tệ hơn là vỡ nợ vì khoản tiền đi vay tăng lãi mỗi ngày.
Các yếu tố quyết định thanh khoản của dự án
Vị trí của dự án
Vị trí là điểm cần quan tâm đầu tiên khi bắt đầy lựa chọn 1 tài sản bất động sản. Tùy vào những phân khúc thị trường nhà đầu tư muốn nhắm đến mà lựa chọn bất động sản phù hợp. Đầu tư nhà đất để kinh doanh buôn bán thì cần ưu tiên vị trí tốt, quanh khu dân cư, gần đường lớn, cạnh nhiều tiện ích khác như trường học, …
Gía bán của dự án
Gía quan trọng, nhà đầu tư cần lựa chọn những dự án phù hợp với túi tiền của bản thân. Có rất nhiều nhà đầu tư cố vay mượn để đầu tư 1 dự án lớn, sau đó chưa kịp chờ thời cơ để bán với giá tốt thì không trụ được vì phí lãi ngân hàng quá lớn, vỡ nợ vì đầu tư.
Khả năng kết nối hạ tầng
Dự án bất động sản muốn có thanh khoản cao cần phải có kết nối hạ tầng tốt. Ví dụ đầu tư trung cư thì khu dân cư cũng cần phải gần trường học, bênh viện, đường lớn, đường cao tốc, siêu thị,.. phù hợp cho các đối tượng gia đình hoặc người đi làm. Đây là điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Hệ thống tiện ích nội khu
Nhà đầu tư cần quan tâm tới tiện ích xung quanh của dự án. Ví dụ trung cư hay biệt thự trong nội khu có siêu thị mini không? Trường mầm non? Các quán ăn, quán quần áo, quán giặt là? Những điểm tưởng như rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đó ạ.
Uy tín của chủ đầu tư
Muốn tìm một dự án thanh khoản cao thì uy tín của chủ đầu tư là rất quan trọng. Chủ đầu tư uy tín, sớm giao sổ cho cư dân, tiến độ hoàn thiện như trong kế hoạch, cư dân sớm về ở, như vậy là góp thêm 1 phần giúp cho dự án tăng độ thanh khoản.
Các yếu tố khác
Các yếu tố khác như môi trường xanh sạch, dân trí nội khu cao, bảo vệ thân thiện, hàng xóm mọi người quan tâm tới nhau,… đó đều là các điểm cộng thêm để biết được 1 dự án có tăng tính thanh khoản không đó ạ.
Cách lựa chọn 1 dự án bất động sản có tính thanh khoản cao
Nhà đầu tư nên có kiến thức và cái nhìn sâu rộng về thị trường bất động sản, hiểu rõ thanh khoản là gì qua đó đầu tư đúng phân khúc thị trường đang có nhu cầu cao, thanh khoản tốt.
Tìm hiểu về chủ đầu tư của dự án: Cần tìm hiểu các thông tin về năng lực tài chính, uy tín, kinh nghiệm hoạt động, thông tin dự án mà chủ đầu tư cung cấp có đầy đủ, minh bạch không, thái độ của chủ đầu tư khi người mua đặt câu hỏi về dự án như thế nào….
Nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý dự án, ưu tiên những dự án có pháp lý đầy đủ, hoàn thiện, chủ đầu tư công khai và minh bạch các giấy tờ như: Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định cấp đất, cho thuê đất của dự án, Giấy phép xây dựng (trừ những trường hợp được miễn theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014), Văn bản chấp thuận đầu tư (nhằm đảm bảo sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc đầu tư xây dựng dự án căn hộ của chủ đầu tư đó), biên bản nghiệm thu đã hoàn thiện xong phần móng dự án…
Xem xét tiến độ, chất lượng công trình dự án, hệ thống tiện ích, dịch vụ trong dự án có đảm bảo tính đồng bộ không, hệ thống các đại lý môi giới bất động sản của dự án đó có chuyên nghiệp hay không, hỏi những người đi trước xem họ đánh giá về dự án này như thế nào.
Cách làm tăng thanh khoản cho dự án
Đối với chủ đầu tư
Đầu tư xây dựng thương hiệu: Nhà đầu tư trước khi xuống tiền thường tìm hiểu rất kỹ về chủ đầu tư của dự án đó, xem xét tên tuổi, độ uy tín, tiềm lực tài chính cũng như những dự án trước đó của chủ đầu tư này.
Nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường: Khi dự án thu hút được những khách hàng có nhu cầu ở thực, đảm bảo chất lượng thì không cần lo về tính thanh khoản. Trên thực tế có không ít dự án chú trọng đầu tư hạ tầng nên dù giá bán cao thì vẫn đông người mua, thanh khoản rất tốt. Ngược lại, nhiều dự án dù được thổi giá nhưng không đáp ứng nhu cầu ở thực mà chỉ để nhà đầu tư thu lời trước mắt thì khi cơn “sốt” qua đi, nhà đầu tư rất khó bán lại, thậm chí phải chấp nhận “chôn vốn”.
Đầu tư cảnh quan môi trường, hệ thống tiện ích nội ngoại khu: Đây là những yếu tố tạo nên giá trị riêng biệt và sức hấp dẫn cho các dự án bất động sản, giúp thanh khoản dự án tốt hơn khi chủ đầu tư tung sản phẩm ra thị trường. Nhất là với những dự án chung cư, người mua thường đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiện ích nội, ngoại khu. Do đó, bạn cần đánh giá xem hệ thống tiện ích có phong phú, đa dạng hay không, có đáp ứng được nhu cầu của cư dân hay không, có đem đến một môi trường sống tốt đẹp và phù hợp không.
Các loại hình dự án có tính thanh khoản cao
Đất nền
Đầu tư đất nền là loại hình dù đã hình thành từ lâu đời, tuy nhiên được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì lợi nhuận cao. Khi mà quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp, việc sở hữu đất ở những thành phố lớn ngày càng hạn chế những nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư ít vốn thường tìm đến các vùng ven để đầu tư đất nền. Loại hình này sở hữu nhiều ưu điểm nhờ lí do khả năng sinh lời, thanh khoản tốt, đặc biệt là những khu vực đang có cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Lợi nhuận của đất nền trong 1 năm thường không thấp hơn 15%.
Bất động sản nghỉ dưỡng
Tại hiện tại, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng không còn là khái niệm xa lạ đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt khi ngành du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả đông đảo lượng khách quốc tế. Vì tính chất khá đặc thù so với những loại hình khác nên bất động sản nghỉ dưỡng sở hữu nhiều tiềm năng mà các loại hình đầu tư khác không có được. Ngoài ra còn nhờ khả năng sinh lời kéo dài. Mức lợi nhuận cam kết của loại hình này từ 8 – 14% kéo dài từ 8 – 10 năm mà bất động sản nghỉ dưỡng luôn là loại hình có tính thanh khoản rất cao.
Shophouse và Officetel
Shophouse hay còn có tên gọi khác là nhà phố thương mại. Đây là mô hình nhà kiểu mới, gồm nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh. Mặc dù đây là loại hình có lịch sử lâu đời và phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam Shophouse chỉ vừa xuất hiện và nở rộ cách đây vài năm cùng với các dự án bất động sản khác và đang trở thành xu hướng đầu tư mới. Đây là loại hình đầu tư có giá trị thương mại lớn, tính thanh khoản của sản phẩm cao, tỉ lệ khai thác của các căn shophouse theo thống kê lên tới khoảng 8 – 12%/ năm nhưng nguồn cung còn khan hiếm chỉ chiếm từ 3 – 5%.
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tài sản và vị thế của tài sản đó trên thị trường có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một chiến lược rút lui phù hợp. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ và xác định tính thanh khoản của một bất động sản tiềm năng trước khi bạn mua nó. Đầu tư vào bất động sản phù hợp với các yếu tố này không chỉ đảm bảo lợi nhuận ổn định mà còn giúp bạn dễ dàng bán tài sản hơn trong tương lai.
Trên đây là những thông tin về tính thanh khoản mà Nghemoigioi gửi đến bạn, hy vọng những thông tin này hữu ích, giúp bạn chọn những kênh đầu tư có tính thanh khoản cao để tránh rủi ro, nếu có câu hỏi vui lòng để lại bình luận để được giải đáp.