Bản Đồ Quy Hoạch 1/500 Là Gì?
Nhắc đến các cụm từ “bản đồ quy hoạch 1/500” thì chắc hẳn ai cũng đã nghe qua ít nhất một lần rồi nhỉ. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về ý nghĩa của nó.
Vậy, bản đồ quy hoạch 1/500 là gì? Nó có vai trò như thế nào trong lĩnh vực xây dựng nhà ở? Nếu bạn tò mò muốn biết thì hãy cùng với nghemoigioi tìm hiểu những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch 1/500 nhé.
Bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?
Để có thể định nghĩa dễ hiểu nhất thì bản đồ quy hoạch 1/500 có nghĩa là quy hoạch tổng mặt bằng của các công trình đầu tư xây dựng.
Đây chính là cơ sở để định vị được dự án thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
Thêm nữa, bản đồ quy hoạch 1/500 phải luôn gắn liền với một công trình dự án cụ thể. Ngoài ra, loại bản đồ này chính là tiền đề để được xét duyệt giấy phép xây dựng sau này cho dự án cũng như lập dự án đầu tư xây dựng.
Thế nào là tỷ lệ bản đồ quy hoạch 1/500?
Tỷ lệ bản đồ 1/500 có thể hiểu là tỷ số giữa độ dài của một đường thẳng trên tấm bản đồ so với độ dài của chính đường thẳng đó trên thực địa.
Vì vậy nên bản vẽ của dự án quy hoạch chi tiết sẽ được bố trí cụ thể toàn bộ những công trình trên lô đất.
Còn về hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ được quy hoạch chi tiết nhất đến từng ranh giới của từng lô đất.
Ký hiệu: 1:500 hoặc là 1/500.
Vai trò quan trọng của bản đồ quy hoạch 1/500
Vai trò của bản đồ quy hoạch 1/500 đóng góp một phần rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư có thể xác định rõ được định hướng giao thông và hệ thống hạ tầng của dự án.
Bên cạnh đó, bản đồ quy hoạch này cũng sẽ giúp bạn định rõ mốc lộ giới trong việc phân chia các khu vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Hơn nữa, nó còn góp phần giúp chủ đầu tư xác định rõ mục tiêu cũng như định hướng phát triển của dự án.
Những dự án cần phải lập bản đồ quy hoạch 1/500
Theo như quy định của luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi và bổ sung năm 2020 thì những công trình dự án cần phải lập ra bản đồ quy hoạch 1/500, gồm có:
- Quy hoạch chi tiết xây dựng trong các khu chức năng đặc thù.
- Cần phải tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư vùng nông thôn.
- Dự án xây dựng thuộc về dự án khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao.
- Loại hình nhà ở thuộc các dự án phát triển khi đô thị, những công trình phát triển nhà ở có quy mô từ 7 tầng trở xuống và tổng diện tích sàn là dưới 500m2.
Sự khác biệt giữa bản đồ quy hoạch 1/500 và bản đồ quy hoạch 1/2000
Có rất nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai loại đó là bản đồ quy hoạch 1/500 và bản đồ quy hoạch 1/2000. Sau đây, nghemoigioi sẽ giúp bạn đưa ra những so sánh rõ ràng nhất để giúp bạn dễ dàng phân biệt nhé.
Về khái niệm
Đối với giai đoạn 1 trong bản đồ quy hoạch 1/2000,thì đây chính là bước triển khai của quy hoạch chung về xây dựng khu đô thị. Bên cạnh đó, bản đồ này là cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị 1/500.
Còn đối với giai đoạn 2 trong bản đồ quy hoạch 1/500 thì đây là để triển khai cũng như cụ thể hóa quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000.
Bản đồ quy hoạch 1/500 có thể nói là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với một công trình cụ thể nào đó.
Về mục tiêu
Bản đồ quy hoạch 1/2000 được lập ra mục tiêu là để quản lý khu đô thị, còn bản đồ quy hoạch 1/500 là dùng để xác định mối liên quan giữa các dự án thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
Về nội dung
Đối với bản đồ quy hoạch 1/2000 thì sẽ dùng để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông và các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.
Còn bản đồ quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình dự án gồm: Dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất và đánh giá môi trường…
Người thực hiện đối với bản đồ quy hoạch 1/2000 thường là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư, còn người thực hiện ở bản đồ quy hoạch 1/500 chỉ có chủ đầu tư.
Xem thêm:
Bản Đồ Quy Hoạch Hà Nội Từ 2030 – 2050
Kinh Nghiệm Mua Đất Nền Dự Án – Top 10 Điều Cần Lưu Ý Cho Nhà Đầu Tư
Cơ quan tiến hành phê duyệt
Đối với quy hoạch 1/2000: Cơ quan quản lý chính phủ phê duyệt nhưng sẽ do địa phương và chủ đầu tư phê chuẩn.
Đối với quy hoạch 1/500: Được các Cơ quan có thẩm quyền cấp phép như: Bộ xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện,…
Những cơ sở nào có quyền phê chuẩn bản đồ quy hoạch 1/500?
Theo như điều 31 nghị định 37 /2010 NĐ-CP quy định về cơ sở có thẩm quyền trong việc phê duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 sẽ bao gồm như sau:
- Bộ xây dựng: Xét duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 đối với những công trình thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- UBND cấp tỉnh:Phê chuẩn các dự án quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh.
- UBND cấp huyện:Xét duyệt những công trình quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, những dự án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng nông thôn và quy hoạch chi tiết xây dựng.
Chú ý: Những quy định trên về cơ quan được cấp phép được sử dụng chung cho cơ quan quản lý nhà nước. Thêm nữa, có một số Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền lại việc có ý kiến hoặc xét duyệt hay cơ quan chuyên môn.
Các bước trình tự để lập bản đồ quy hoạch 1/500
Bản đồ quy hoạch 1/500 được dựa trên bản quy hoạch 1/2000 mục đích để phù hợp với những định hướng phát triển của xã hội. Cho nên, những trình tự để lập bản đồ cụ thể như sau:
- Đầu tiên, Quốc Hội sẽ đưa ra những định hướng khu quy hoạch để phát triển kinh tế và thủ tướng chính phủ sẽ lập đồ án khu quy hoạch để trình lên quốc hội xét duyệt.
- Khi Quốc hội phê duyệt dự án của thủ tướng chính phủ đề ra thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành lập bản đồ quy hoạch 1/500 để nộp cho nhà nước.
- Một khi Quốc Hội đã xét duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 rồi thì Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện sẽ phụ trách lập bản quy hoạch 1/2000 để trình lên cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xétduyệt.
- Sau khi đã xét duyệt xong bản quy hoạch 1/2000 thì chủ đầu tư và đơn vị thi công của dự án sẽ tiến hành lập bản đồ quy hoạch 1/500 để nộp lên Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện để xét duyệt.
Khi xin phê duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 cần những hồ sơ, giấy tờ nào?
Bản đồ quy hoạch 1/500 sẽ gồm có những thông tin về quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và cả thiết kế khu đô thị.
Cho nên, khi chủ đầu tư muốn xin xét duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ liên quan như sau :
- Đơn xin đề nghị cấp phép quy hoạch.
- Bản đồ về vị trí địa điểm để đề nghị cấp phép quy hoạch.
- Dự kiến phạm vi công trình, ranh giới của khu đất và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.
- Dự kiến được quy mô dự án, nội dung đầu tư và tổng mức chi phí đầu tư.
- Đưa bản báo cáo về pháp nhân và khả năng tài chính để triên khai công trình dự án.
Những công trình nào là cần phải có bản đồ quy hoạch 1/500?
Trước khi tiến hành đầu tư thi công dự án, chủ đầu tư nhất định phải lập bản đồ quy hoạch theo tỷ lệ là 1/500 dựa vào cơ sở quy hoạch theo tỷ lệ 1/2000 đã được phê chuẩn.
Tuy nhiên, có một số dự án đầu tư không nhất thiết phải lập bản đồ quy hoạch 1/500, đặc biệt là đối với:
- Đối với những công trình đầu tư xây dựng loại hình nhà ở căn hộ có quy mô nhỏ hơn 2 ha.
- Đối với công trình đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư thực hiện có diện tích nhỏ hơn 5 ha.
Như vậy, các dự án này không cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500, chỉ cần có lập bản vẽ chi tiết tổng thể mặt bằng dự án, đưa ra giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật thích hợp, bảo đảm sự đấu nối hạ tầng và phương án thiết kế không gian kiến trúc xung quanh.
Nhưng ngược lại đối với dự án công trình có diện tích trên 5 ha và trên 2 ha với nhà căn hộ, chủ đầu tư cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã tiến hành phê duyệt.
Bản đồ quy hoạch 1/500 này có thời hạn trong thời gian bao lâu?
Chủ đầu tư của công trình sau khi thực hiện các bước quy hoạch cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và phê duyệt trong vòng khoảng 20 ngày.
Sau đó, các cơ quan quản lý chính phủ sẽ tiến hành điều chỉnh và cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực.
Thực ra, khi có văn bản chấp thuận thì chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện công tác quy hoạch chi tiết với tỉ lệ 1/500 trong vòng 20 ngày.
Lời kết
Kết luận, bản đồ quy hoạch 1/500 là thứ rất cần thiết trong các công trình xây dựng trong ngành bất động sản. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại bản đồ này đồng thời có thêm cho mình những thông tin bổ ích nhất nhé.