Cất nóc nghĩa là gì? 3 lưu ý quan trọng khi tiến hành lễ cất nóc

Ngày nay, tại các công trình lớn hay công trình dân dụng nhỏ, người ta đều tiến hành lễ cất nóc với mong muốn những điều tốt đẹp cho những người sử dụng công trình sau này. nghemoigioi.vn sẽ cùng quý khách tìm hiểu cất nóc nghĩa là gì và những điểm quan trọng cần chú ý khi tiến hành lễ cất nóc nhé.

Cất nóc nghĩa là gì?

Cất nóc hay ông bà dân gian còn gọi là thượng lương, úp mái. Nói một cách đơn giản cất nóc là một nghi lễ được tiến hành vào ngày gác thanh giữa hay còn gọi là đòn đông nhà (đối với nhà mái dốc và có kèo) hoặc ngày đổ bê tông sàn mái của công trình. Đây là một nghi lễ xuất phát từ Âu Mỹ chứ không phải xuất phát từ truyền thống Trung hoa như người ta hay lầm tưởng.

Lễ cất nóc

Ý nghĩa lễ cất nóc.

Sau khi tìm hiểu khái niệm cất nóc nghĩa là gì ? Nghemoigioi.vn sẽ cung cấp thêm thông tin để khách hàng có thể hiểu hơn về ý nghĩa của lễ cất nóc.

Nóc rất quan trọng trong ngôi nhà, nếu không có nóc thì không thành ngôi nhà được. Vì vậy, sau lễ động thổ (mở móng)  lễ cất nóc cũng là 1 nghi thức quan trọng khi xây dựng một ngôi nhà (hay công trình dự án).

Lễ cất nóc mang 1 ý nghĩa tâm linh với mong muốn cầu cho những thành viên trong sống trong ngôi nhà sau này sẽ có cuộc sống thuận lợi, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, vui vẻ. 

Đối với các dự án, công trình lớn, lễ cất nóc đánh dấu tiến độ trong quá trình thi công đó là hoàn thiện phần thô của dự án. 

Nghi lễ cất nóc nhằm báo cáo với thổ thần thổ công cai quản về những hoạt động sắp diễn ra, cầu xin thần linh phò hộ cho việc thi công sắp tới được diễn ra thuận lợi, đúng kịp thời gian tiến độ. Đồng thời cầu nguyện cho sự may mắn về tài lộc cho chủ đầu tư và khách hàng sau này.

3 lưu ý quan trọng khi tiến hành lễ cất nóc

Qua những thông tin mà nghemoigioi.vn đã cung cấp, quý khách cũng đã tìm hiểu được cất nóc nghĩa là gì và ý nghĩa của lễ cất nóc quan trọng như thế nào.

Với những ý nghĩa tâm linh như vậy, lễ cất nóc cần được tiến hành trang trọng, thành kính  nhằm cầu mong sự may mắn cho gia chủ hoặc chủ đầu tư và những người sử dụng công trình sau này. Khi tiến hành lễ cất nóc cần chú ý 3 vấn đề sau:

Chọn ngày giờ tốt để tiến hành lễ cất nóc

Khi tiến hành lễ cất nóc gia chủ hoặc chủ đầu tư cần chọn ngày giờ tốt, hợp với bản mệnh, tuổi tác của người đứng cúng để tiến hành nghi lễ.

Khi chọn ngày tiến hành lễ cất nóc cần tránh những ngày: tam nương, nguyệt kỵ, sát chủ, thọ tử…. vì đó là những ngày xấu, không thuận lợi để tiến hành các công việc quan trọng như khai trương, động thổ, cất nóc…

Ngoài ra cần tránh các tháng 3, tháng 7. Vì theo dân gian tháng 3 là tiết thanh minh, tháng 7 là tháng cô hồn, khi làm những công việc quan trọng của người sống cần tránh kinh động đến người đã khuất nhằm tránh những sự việc không được may mắn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền tài.

Ngày tiến hành lễ cất nóc phải là ngày hợp, không xung khắc với bản mệnh gia chủ ( chủ đầu tư).

Gia chủ có thể chọn cúng cất nóc vào những ngày có vận khí tốt như ngày thanh long, hoàng đạo, sinh khí hay ngày giải thần.

Lễ vật cúng trong lễ cất nóc

Gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cúng trong lễ cất nóc thật cẩn thận và chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của mình.

Cất nóc nghía là gì ?
Cất nóc nghĩa là gì ? mâm cúng lễ cất nóc bao gồm những gì?

Lễ vật cúng cũng tùy theo vùng miền, tuy nhiên về cơ bản cũng gồm các lễ vật sau đây

1 con gà trống luộc, có thể thay thế bằng đầu heo hoặc con heo quay (Nếu mâm cũng chay, gia chủ có thể bỏ qua món này)

Xôi, chè

Mâm ngũ quả (thông thường người ta chọn 5 quả có màu sắc khác nhau)

Bông hoa (5 hoặc 10 bông), gia chủ có thể chọn bông hoa màu đỏ hay màu vàng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

Trầu, cau, rượu, trà, nước sạch.

Hương, trầm,

1 bộ đồ cúng thổ thần đất đai.

Giấy cúng vàng mã

1 dĩa gạo, muối, nổ ngũ sắc

1 dĩa bánh kẹo ngũ sắc.

1 tô cháo lỏng (cháo thánh)

Bài văn khấn trong lễ cất nóc

Khác với lễ cúng động thổ là mâm cúng đặt ở ngoài, người cúng đứng trong xoay mặt hướng cúng ra ngoài đường thì ở lễ cúng cất nóc, gia chủ phải làm ngược lại. Tức là lễ cúng đặt hướng vào trong, người đứng cúng xoay mặt hướng vào trong nhà.

Lễ cất nóc dự án

Thông thường, những nghi lễ quan trọng như động thổ, cất nóc, nhập trạch, gia chủ thường mời sư thầy về cúng. Trong trường hợp tự cúng, sau khi tiến hành sắp xếp mâm cúng, gia chủ ( hay chủ đầu tư) chuẩn bị trang phục trang nghiêm, chỉnh tề, thắp hương, đốt trầm và khấn  bài văn khấn, đọc thật chậm, thật trang nghiêm khi làm lễ.

Sau đây là bài văn khấn mà gia chủ có thể tham khảo:

“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh

Hôm nay là ngày…… Tháng….. Năm…. 

Con là…….. 

Đại diện cho……

Hiện ở tại … thành phố, quận……phường………. Tổ…… 

Hôm nay là ngày lành tháng tốt chúng con thiết cúng thổ thần âm linh cô hồn phù hộ cho chúng con tiến hành lễ cất nóc

Thành tâm cung thỉnh ngũ phương hành phong hành vũ đạo lộ thần quan

Bổn xứ linh quan, bổn thổ linh thần

Thần hoàng thổ địa, phước đức chánh thần

Tiền khai canh, hậu khai khẩn tôn thần

Môn thừa, hộ úy, cấm kỵ liệt vị đẳng thần

Tả thanh long, hữu bạch hổ

Tiền châu tước, hậu huyền võ

Câu trần đằng xà thần quan

Thập bát long trạch liệt vị tướng quân

Lỗ ban, lỗ bốc nhị vị chơn quân

Trí thạch, bồi cơ, định tảng, lập trụ tôn thần

Khương thái công hoạ bát quái, phù cổ tích phong thần chi vị

Bổn xứ chư âm linh cô hồn bất tri danh tánh, bất tường hà phương xứ sở

Gia hộ cho con được sở nguyện viên thành, thi công thuận lợi, tài tăng lộc tấn, gia môn hưng vượng

Cúi xin tôn vị chứng tri lòng thành

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma ha tát”

Khấn xong rót rượu ba lần, mỗi lần rót rượu lần đầu lạy bốn lạy, lần hai hai lạy, lần ba bốn lạy. 

Sau đó gia chủ (hoặc người đứng cúng) tiến hành đặt đòn đông (nếu nhà mái dốc, lợp tole, ngói), hoặc đổ bê tông vào hướng tốt đã xem trước.

Xong vãi muối gạo và đốt đồ giấy (nếu có) và đổ cháo vào gốc cây, rút hương cắm trước đường vậy là xong.

Kết luận

Lễ cất nóc mang ý nghĩa thuận lợi cho công trình và những người sử dụng sau này. Việc tiến hành lễ phải thành tâm, trạng trọng để thể hiện lòng thành. nghemoigioi.vn đã cung cấp toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn cất nóc nghĩa là gì. Hy vọng quý khách sẽ có thêm kiến thức để hoàn thiện công trình của mình một cách thuận lợi.

Những người sinh năm 1988 mệnh gì? Tất tần tật về vận mệnh người sinh 1988

Mỗi một người sinh ra trên đời đều gắn liền với một con giáp, một năm sinh, một vận mệnh...

Tuổi Đinh Mão Hợp Hướng Nhà Nào?

Tuổi Đinh Mão hợp hướng nhà nào? Đây là câu hỏi mà hầu hết gia chủ sinh năm 1987, trước...

Tuổi Giáp Tý Xây Nhà Hướng Nào?

Đa số người ở tuổi giáp tý (1984) cũng đang ở trong giai đoạn chín muồi nhất của cuộc đời,...

Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Mới Nhất

Bạn đang có giao dịch mua bán nhà đất mà không biết viết hợp đồng mua bán nhà đất như...

Dự Án Căn Hộ 2 Phòng Ngủ Tiêu Biểu TPHCM

Căn hộ 2 phòng ngủ đang là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay trong phân khúc khu chung cư...

4 Kinh Nghiệm Đầu Tư Đất Nền Vốn Thấp

Làm cách nào để đầu tư đất nền vừa sinh lời nhuận nhiều mà vừa an toàn? Sau đây Nghemoigioi...

1978 mệnh gì? Bật mí tử vi trọn đời Mậu Ngọ 1978

1978 mệnh gì? Người sinh năm 1978 tuổi gì? Vận mệnh, tính cách của những người sinh năm 1978 ra...

Mua Nhà Chung Cư Nên Chọn Hướng Nào Mới Chuẩn

Nhu cầu mua nhà chung cư đang ngày càng tăng cao, và yếu tố hàng đầu mọi người quan tâm...