Đất CLN Là Gì? Tất Cả Thông Tin Về Đất CLN
Hôm nay, Nghemoigioi.vn xin gửi đến bạn đọc bài viết về nội dung về đất CLN để giải đáp những câu hỏi “ đất CLN là gì? Đặc điểm của đất CLN? Cách phân biệt đất CLN và cách chuyển đổi đất CLN sang đất phi nông nghiệp, đất ở?
Đất CLN là gì? Vai trò và đặc điểm của đất CLN.
Để tìm hiểu về thông tin đất CLN, bạn đọc cần tìm hiểu về khái niệm đất CLN là gì?
Đất CLN là gì?
Đất CLN là ký hiệu viết tắt của đất trồng cây lâu năm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Hơn nữa, đất CLN được nhà nước xếp vào nhóm Đất nông nghiệp.
Theo thông tư 25/2014/TT – Bộ TNMT và luật Đất đai 2013 quy định rằng “đất CLN chính là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng được tính ở thời điểm bắt đầu gieo trồng cây cho đến khi thu hoạch từ 1 năm trở lên.”
Thêm vào đó, các loại cây hàng năm có thời gian sinh trưởng và phát triển dài như: cam, bưởi, chanh, chuối, thanh long, nho,… cũng được tính vào diện đât CLN (đất trồng cây lâu năm).
Sau khi nắm bắt được khái niệm đất CLN là gì, bạn đọc cùng Nghemoigioi.vn đến phần vai trò và đặc điểm của đất CLN.
Vai trò của đất CLN là gì?
Các tổ chức và cá nhân được nhà nước bàn giao đất CLN sẽ sử dụng với mục đích là trồng các loại cây lâu năm để sản xuất & xuất khẩu ra thị trường trong nước và nước ngoài. Từ đó, mang đến nhiều giá trị lợi ích về mặt kinh tế, đời sống của nhân dân.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào thời tiết khí hậu của các vùng cũng như các quy định của từng địa phương, đất CLN sẽ được phân chia để trồng các loại cây phù hợp cùng với thời gian sử dụng khác nhau.
Dưới đây là bảng phân loại các nhóm, loại cây được trồng trên đất CLN (đất trồng cây lâu năm) như sau:
Nhóm cây | Loại cây | Lợi ích |
Nhóm cây công nghiệp lâu năm | Gồm loại cây được trồng để làm nguyên liệu công nghiệp cần qua chế biến như: hồ tiêu, cao su, cà phê, chè, ca cao, hạt điều, cọ dầu, dừa,… | Dễ gieo trồng vì phù hợp với địa hình, khí hậu
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cá nhân, gia đình. Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
|
Nhóm cây ăn quả lâu năm | Gồm các loại cây vụ mùa & thu hoạch quả tươi hoặc cần chế biến sơ qua như: mít, sầu riêng, táo, cam, chanh, mận, vải, chôm chôm, bưởi, vú sữa, măng cụt,… | Sử dụng nhu cầu ăn uống hằng ngày của người dân.
Dễ trồng và dễ thu hoạch với số lượng sản phẩm nhiều. Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. |
Nhóm cây dược liệu lâu năm | Gồm các loại cây được trồng để làm thuốc hoặc các nguyên liệu dùng để bào chế thuốc như: gừng, nghệ, nhân sâm, hồi, quế, đỗ trọng, long nhãn,… | Chế biến ra thuốc, thực phẩm chức năng để hỗ trợ chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.
|
Nhóm cây lâu năm khác | Bao gồm các loại cây lấy gỗ với mục đích là tạo ra môi trường cảnh quan, làm bóng mát như Bàng, bạch đàn, xà cừ, hoa sữa, lộc vừng, cây xoan,… | Tạo quang cảnh môi trường.
Không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng. |
Đặc điểm của đất CLN là gì?
Với các loại đất đều có những đặc điểm riêng biệt để dễ dàng nhận dạng và phân biệt. Vậy đặc điểm của đất CLN là gì? Hãy cùng chúng tôi xem tiếp về đất CLN ở đoạn dưới đây.
Đặc điểm đất trồng CLN là:
- Thuộc loại đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây lâu năm.
- Đối tượng được nhà nước giao đất CLN là các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình, cá nhân.
- Có thời hạn sử dụng đất được quy định theo pháp luật hiện hành.
- Chủ sở hữu đất CLN có thể chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
- Đất CLN mang đến nhiều lợi ích về kinh tế như phát triển nền nông & lâm nghiệp và điều hòa khí hậu, góp phần tô điểm tạo cảnh quan môi trường xanh.
Cách phân biệt các loại đất với đất CLN là gì?
Nhà nước đã quy định thông qua luật đất đai 2013 là mỗi một các loại đất đều ứng với những ký hiệu khác nhau để dễ dàng phân biệt và sắp xếp phân loại. Vì vậy, các loại đất sẽ được ký hiệu cụ thể trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Tuy nhiên, một số người chưa biết cách phân biệt đất HNK và đất CLN. Bởi một số điểm của đất HNK có sự giống với đất CLN.
Phân biệt đất HNK và đất CLN là gì?
Điểm giống nhau:
Cả hai loại đất HNK và đất CLN đều thuộc nhóm đất trồng cây nông nghiệp.
Điểm khác nhau:
Hai nhóm đất CLN và đất HNK khác nhau về loại, giống cây trồng.
Đất CLN là loại đất trồng cây lâu năm, cụ thể là với các loại, giống cây có thời gian sinh trưởng được tính ở thời điểm bắt đầu gieo trồng cây cho đến thời gian thu hoạch từ 1 năm trở lên như cam, chanh, bạch đàn, cà phê, sâm, lộc vừng, ca cao,…
Đất HNK là loại đất chuyên được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn theo mùa, vụ nhất định. Thời gian cụ thể là bắt đầu gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 1 năm. Ví dụ như: hoa, lúa, đậu, lạc,… hay các loại cây khác: thuốc, mía, đay, dâu tằm, bông, sợi,…
Xem thêm:
Hướng dẫn chuyển đổi đất CLN sang đất phi nông nghiệp.
Sau khi đã hiểu rõ thông tin cơ bản về đất CLN, chủ sở hữu đất CLN nếu có muốn chuyển đổi mục đích đất CLN cần nắm rõ những thông tin sau đây:
Điều kiện chuyển đổi sang đất ở của đất CLN là gì?
Theo Luật đất đai 2013 quy định rằng “ Người sử dụng đất không được phép xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp. Trong trường hợp muốn xây dựng buộc phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.” Vì vậy, các chủ sở hữu đất CLN cần nắm bắt rõ thông tin trên.
Thêm vào đó, việc chuyển đồi mục đích sử dụng đất, chủ sở hữu cần viết đơn xin chuyển đổi mục đích cùng với một số giấy tờ khác để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Đặc biệt, diện tích đất muốn chuyển đổi cũng là điều các chủ sở hữu đất cần phải lưu ý. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định khá rõ ràng về mức giao đất của địa phương.
Một lưu ý nữa với chủ sở hữu là không phải tất cả các đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nào cũng được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước. Các cơ quan Nhà nước sẽ dựa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại cấp huyện và bản quy hoạch đất tại xã của địa phương để đưa ra quyết định.
Làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN là gì?
Chủ sở hữu còn thắc mắc không biết chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN. Nghemoigioi.vn xin hướng dẫn cách làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN đơn giản và dễ hiểu.
Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN:
Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất phi nông nghiệp (đất ở) gồm ba loại giấy tờ chính như sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT – Bộ TNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Bản sao giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu đất như bản sao công chứng sổ hộ khẩu tại xã, phường, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Lưu ý: Nếu chủ sở hữu thiếu 1 trong 3 loại giấy tờ trên thì bộ hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không được cơ quan nhà nước tiếp nhận.
Nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN:
Chủ sở hữu sẽ đi đến Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện tại địa phương để nộp hồ sơ. Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện tại địa phương sẽ có trách nhiệm thẩm định xác minh thực địa, tình trạng sử dụng đất.
Xử lý, giải quyết hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất Cln:
Với các trường hợp hồ sơ chuyển đổi mục đích đất CLN đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin và tiến hành chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai địa phương.
Với trường hợp ngược lại, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời người dân bằng văn bản có nêu rõ lý do về quyết định từ chối.
Thời hạn tiến hành thủ tục hành chính xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sẽ kéo dài không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chủ sở hữu đất quay lại văn phòng đăng ký đất đai tại huyện, xã để nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Mức phí chuyển đổi đất CLN sang đất phi nông nghiệp:
Mức phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN áp dụng giống với mức phí chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Mức phí được tính theo là mức chênh lệch giữa giá đất ở tại địa phương và giá đất nông nghiệp tại thời điểm chuyển đổi.
Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp) – (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).
Một số câu hỏi thường gặp liên quan về đất CLN
Trong quá trình sử dụng đất, chủ sở hữu sẽ gặp một số vấn đề thắc mắc liên quan đất trồng cây lâu năm CLN. Nghemoigioi.vn xin tổng hợp một số câu hỏi thường gặp như sau:
Đất vườn có được tính là quỹ đất thuộc đất CLN không?
Đất vườn hiện tại chưa được định nghĩa cụ thể, chi tiết ở bất cứ các thông tư, văn bản, luật của nhà nước ban hành.
Theo góc độ Bất động sản thực tế, đất vườn là phần đất thuộc quỹ đất nhà ở cư dân được ghi rõ tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ sử dụng đất có thể trồng cây theo ý muốn của mình. Vì vậy, đất vườn nếu nằm trong quỹ đất nhà ở của cư dân thì sẽ không phải là đất CLN.
Chủ sở hữu đất CLN có đóng thuế không?
Đây là câu hỏi thường gặp và gây ra rất nhiều thắc mắc về việc đóng thuế đất CLN. Theo quy định của nhà nước, chủ sở hữu đất CLN có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đất.
Lý do là đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp có nuôi trồng và sử dụng. Tiền thuế đất CLN sẽ được các cơ quan địa phương tính theo diện tích đất và hạng đất. Trong đó, hạng đất sẽ được các cơ quan phường, xã có thẩm quyền phê duyệt và hạng đất được áp dụng trong vòng 10 năm.
Thời hạn sử dụng đất CLN là gì?
Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian chủ sở hữu đất sử dụng trên mảnh đất của mình và đồng thời có quyền lợi cũng như nghĩa vụ và được nhà nước bảo đảm.
Thời hạn sử dụng đất dành cho đất nông nghiệp, cụ thể đất CLN là 50 năm. Sau khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu chủ sở hữu đất vẫn còn nhu cầu sử dụng thì sẽ nộp đơn nguyện vọng tiếp tục sử dụng thêm 50 năm nữa theo quy định của luật đất đai.
Với trường hợp đất CLN thuê, thời hạn thuê đất CLN sẽ không quá 50 năm đúng theo quy định Pháp luật.
Trong trường hợp nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu có được đền bù đất CLN không? Đền bù đất CLN như thế nào?
Áp dụng Điều 74 luật đất đai 2013 quy định, trong trường hợp người sử dụng đất có đất bị nhà nước thu hồi, mà khu đất đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện được đền bù thì sẽ được nhà nước đền bù bằng hai hình thức là: đền bù bằng đất và đền bù bằng tiền.
Đối với hình thức đền bù bằng đất, nếu đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng thửa đất nông nghiệp khác có diện tích tương đương.
Đối với hình thức đền bù bằng tiền thì người dân sẽ nhận khoản tiền bồi thường tính theo giá đất tại thời điểm thu hồi.
Vì vậy, chủ sở hữu đất CLN sẽ được nhà nước đền bù với đủ điều kiện thuộc diện trường hợp được đền bù.
Phần kết
Là một nhà đầu tư đất hay là chủ sở hữu đất, việc tìm hiểu rõ các thông tin đất CLN là gì? Cùng với những quy định, thủ tục pháp lý có liên quan về đất CLN là điều cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân.
Qua bài viết trên, Nghemoigioi.vn đã tổng hợp thông tin về Đất CLN là gì? Cùng với các thông tin liên quan về đất CLN. Chúng tôi hy vọng bài viết giúp bạn đọc có thêm nguồn thông tin hữu ích để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt và đúng đắn nhất.