Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa, cách tính chính xác, chi tiết
Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội như thế nào là chính xác nhất? Tại sao người kinh doanh phải có sự hiểu biết về chi phí cơ hội? Để hiểu rõ được những vấn đề trên thì mọi người không nên bỏ qua bài viết ngày hôm nay của Nghemoigioi.vn nhé!
1. Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội được coi như một phần thu nhập mất đi do không lựa chọn đầu tư vào một cơ hội khác. Một số định nghĩa đã chỉ ra chi phí cơ hội là khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn và thường xuyên được vận dụng trong lĩnh vực kinh tế. Chi phí này dựa trên cơ sở nguồn lực khan hiếm nên buộc người kinh doanh phải thực hiện sự lựa chọn.
Đơn cử như với một người muốn đầu tư 10.000 USD vào lĩnh vực chứng khoán thì người này đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi suất nếu gửi số tiền đó vào ngân hàng như một số tiền tiết kiệm. Hơn nữa, chi phí cơ hội khi đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng tiền lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Với loại chi phí này không chỉ mất tiền bạc, tài chính mà còn mất thời gian và rất nhiều lợi nhuận khác.
2. Ưu nhược điểm chi phí cơ hội
Bên cạnh những thông tin liên quan đến khái niệm chi phí cơ hội là gì thì các bạn nên biết ưu và nhược điểm của loại chi phí này. Dưới đây là một số ưu khuyết điểm mà mọi người có thể tham khảo nhé
2.1. Ưu điểm chi phí cơ hội
Nội dung của các ưu điểm của chi phí cơ hội sẽ được đề cập đầy đủ dưới đây. Mọi người hoàn toàn có thể tham khảo ngay nhé.
- Đầu tiên, với loại chi phí này sẽ giúp người kinh doanh nhận biết được cơ hội bị mất. Chi phí cơ hội buộc các bạn phải cân nhắc đến giá trị thực tế và khi chọn phương án này sẽ đánh mất giá trị của những phương án khác. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt và có lợi hơn.
- Chi phí cơ hội giúp mọi người có thể so sánh được giá trị tương đối của từng lựa chọn. Việc tính chi phí này sẽ dễ dàng so sánh được lợi ích tương đối giữa những sự lựa chọn. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng sao cho phù hợp nhất.
2.2. Nhược điểm chi phí cơ hội
Bên cạnh những ưu điểm trên thì các bạn cần quan tâm nhược điểm của chi phí cơ hội là gì? Dưới đây là một số khuyết điểm của loại chi phí cơ hội:
- Về vấn đề thời gian: Để có thể tính toán được chi phí này thì cần thời gian tìm kiếm, nghiên cứu, xem xét cũng như so sánh với nhiều vấn đề khác nhau. Nếu bạn không có đủ thời gian để xem xét, tính toán và so sánh giữa các sự lựa chọn thì không thể vận dụng chi phí loại này.
- Khó xác định chi phí kế toán: Chi phí cơ hội là một khoản chi phí nằm ở trong tương lai và rất khó định lượng kế toán. Mục đích khi sử dụng chi phí này không được đưa vào bảng cân đối kế toán của những doanh nghiệp.
3. Cách tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội cách tính như thế nào? Để biết rõ cách tính của loại chi phí này thì các bạn không nên bỏ qua nội dung bên dưới đây nhé.
Chi phí cơ hội được tính theo công thức như sau OC = FO – CO. Trong đó
- OC: Được gọi là chi phí cơ hội
- FO: Là lợi nhuận mà sự lựa chọn hấp dẫn nhất đem lại cho người kinh doanh
- CO: Là khoản lợi nhuận mà lựa chọn của bạn đem lại.
Để hiểu hơn về cách tính này thì các bạn hãy cùng nhau đi tìm hiểu ví dụ sau Anh B đang có 100 triệu và cân nhắc giữa 2 lựa chọn đầu tư, đó là:
- Trong trường hợp anh B chọn đầu tư vào chứng khoáng thì sẽ sở hữu một khoản lợi nhuận lên tới 12%. Khi đó, nhờ có sự lựa chọn này anh B sẽ có tiền lợi nhuận là 12 triệu/năm.
- Thứ hai, nếu anh B chọn đầu tư vào trang thiết bị sản xuất thì sẽ thu về lợi nhuận là 7%. Vì thế, 1 năm sau khi đầu tư vào lựa chọn này anh sẽ có 7 triệu tiền lợi nhuận.
Giả sử anh B chọn phương án đầu tư thứ hai thì chi phí cơ hội trong sự lựa chọn này sẽ được tính như sau OC = FO – CO = 10 – 8 = 2 triệu đồng.
4. Ví dụ thực tế chi phí cơ hội
Hiện nay, các ví dụ về chi phí cơ hội rất nhiều. Một trong những ví dụ điển hình nhất chính là câu chuyện tính chi phí cơ hội của việc học đại học. Nếu bạn không lựa chọn học đại học mà chọn làm công nhân với mức lương là 8 triệu đồng/tháng. Nhưng khi đó, bạn sẽ không có các kiến thức chuyên môn, không có kiến thức trong việc xử lý những tình huống.
Ví dụ bạn chọn phương án học đại học thì sau 4 năm sẽ phải mất 400 triệu tiền học phí. Với một công việc với lương hàng tháng là 20 triệu sau khi ra trường thì 10 năm sau bạn sẽ có số tiền như sau 20 triệu * 12 *10 – 400= 2000 triệu đồng.
Còn đối với một công việc chỉ có mức lương là 5 triệu/tháng thì bạn phải mất 15 năm mới có số tiền như sau 5 triệu * 12 * 15= 900 triệu đồng. Vậy, việc học đại học này sẽ sở hữu chi phí cơ hội là 2000 – 900= 1100 triệu đồng.
5. Ý nghĩa của chi phí cơ hội
Trong cuộc sống đời thường thì mọi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn từ đơn giản đến vấn đề lớn như hôm nay ăn gì, đầu tư vào cổ phiếu A hay B hoặc chọn kinh doanh A hay B,… Chính vì thế, việc tính chi phí cơ hội cho những sự lựa chọn này sẽ giúp chúng ta dễ dàng đưa ra được quyết định tốt nhất.
Với việc kinh doanh thì ai cũng muốn tận dụng tối đa những nguồn lực có sẵn, từ đó có thể đem lại kết quả cao nhất. Việc tính chi phí cơ hội khi chọn phương án này mà bỏ phương án khác giúp cho công ty có thể so sánh giữa lợi ích nhận được và mất đi. Qua đó, doanh nghiệp sẽ chọn được chiến lược kinh doanh mang lại lợi ích cao nhất.
6. Chi phí cơ hội và chi phí chìm khác nhau như thế nào?
Chi phí cơ hội và chi phí chìm đều là hai loại chi phí được tính toán dựa trên sự lựa chọn phương án kinh doanh. Vì thế, có một số người đã bị nhầm lẫn giữa 2 loại chi phí này. Để đưa ra sự lựa chọn chính xác thì mọi người cần phân biệt rõ ràng 2 loại chi phí.
Tiêu chí phân biệt | Chi phí cơ hội | Chi phí chìm |
Khái niệm | Là phần giá trị sẽ bị mất khi lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án khác. | Là chi phí đã phát sinh và không thể thu hồi dù các bạn chọn bất kỳ phương án nào. |
Tính chất | Khó xác định | Rõ ràng và cố định |
Tính toán | Không thể tính toán một cách chính xác được do chưa phát sinh | Dễ dàng tính toán một cách chính xác. |
Báo cáo | Không được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty | Được ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty |
Ý nghĩa | Giúp mọi người có thể đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả. | Không được lấy làm cơ sở để đưa ra quyết định kinh doanh. |
7. Bí quyết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống
Ngoài những thông tin về chi phí cơ hội là gì thì bí quyết để xác định đúng chi phí cơ hội trong cuộc sống đóng một vai trò quan trọng. Do đó, bạn không nên bỏ qua nội dung dưới đây.
7.1. Tính toán chi phí cơ hội
Để có thể nắm bắt được những cơ hội kịp thời thì bạn nên thực hiện tính toán phi phí cơ hội. Việc này giúp mọi người có thể nhìn nhận được ưu và khuyết điểm của từng cơ hội đó. Hơn nữa, việc hình dung cụ thể những mặt lợi và mặt hại của từng phương án thông qua cách tính chi phí này giúp bạn có sẽ đưa ra được quyết định hoàn hảo nhất.
7.2. Hiểu rõ mục tiêu của bản thân
Trong cuộc sống hiện nay, việc nắm bắt được cơ hội tốt thì bạn nhất định phải xác định được rõ mục tiêu của bản thân mình. Mục tiêu đó sẽ giúp bạn tìm ra cơ hội phù hợp và có thể nắm bắt ngay lập tức. Trong trường hợp không có mục tiêu rõ ràng thì mọi người sẽ dễ phân vân không biết chọn phương án nào rồi từ đó cơ hội vụt mất.
7.3. Cân nhắc kỹ mọi vấn đề
Các bạn đôi khi phải đưa ra nhiều sự lựa chọn cùng một lúc trong cuộc sống ngày nay. Chính vì thế, mọi người cần có sự tỉnh táo để tính toán được chi phí cơ hội cũng như xem xét sự phù hợp với khả năng. Không phải cứ là cơ hội tốt nhất thì phải nắm bắt ngay mà phải xem cơ hội đó có phù hợp với năng lực của bản thân mình.
Bài viết trên đây Nghemoigioi.vn đã cùng mọi người đi tìm hiểu chi phí cơ hội là gì? Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn để đưa ra một sự lựa chọn đúng nhất. Nếu còn những thắc mắc thì hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!