Nhà Cấp 1 2 3 4 Là Gì? Những Pháp Lý Liên Quan Bạn Cần Biết

Việc phân loại nhà cũng đang được không ít người quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến việc định giá nhà, tính thuế dựa trên phân cấp và dựa vào chất lượng kết cấu chủ yếu và giá trị sử dụng nhà đất.

Vậy thì nhà cấp 1 2 3 4 là gì? những kiến thức về mua bán, pháp lý liên quan như thế nào, Nghemoigioi sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết này.

Nhà cấp 1 2 3 4 là gì? 

Theo thông tư liên bộ số 7-LB/TT ngày 30/9/1991 của liên Bộ Tài chính – Xây dựng  và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991 là luật liên quan và làm quy chiếu chung cho quá trình áp dụng, tuân thủ quy định xây dựng. Thì việc phân cấp nhà sẽ dựa vào kết cấu, chất lượng, thời gian sử dụng để có thể đánh giá nhà cấp 1 2 3 4.   

 

Nhà cấp 1 2 3 4 là gì?

Tại sao cần phân loại nhà cấp 1, 2, 3, 4?

Trong quá trình thi công xây dựng tại Việt Nam thì việc tiến hành phân loại nhà là điều bắt buộc để có thể xin cấp giấy phép, đóng thuế cho nhà nước. Và việc phân loại nhà cũng vô cùng quan trọng trong việc tiến hành định giá trong và sau khi xây dựng.

Và việc định giá và xác định thuế cho từng loại nhà cũng sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta dựa trên nguyên tắc về kết cấu, chất lượng, thời gian sử dụng. Kết cấu, thuế, thời gian sử dụng của nhà cấp 1 2 3 4 là gì?  

Nhà Cấp 1 

Nhà cấp 1 có thể nói là loại có diện tích lớn lên đên 10.000- 20.000 m2 và thiết kế thường sang trọng nhất trong 4 loại nhà cấp 1 2 3 4. Với chủ sở hữu hay chủ đầu tư có mức thu nhập hoặc nguồn vốn rất cao từ chục tỷ cho đến vài chục tỷ. Với các tiện ích đầy đủ cho hộ gia đình. 

Và theo liên Bộ Tài chính – Xây dựng  và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, thông tư  liên bộ  số 7-LB/TT ngày 30/9/1991

  • Đối với chất liệu chính của nhà cấp 1 sẽ bao gồm bê tông, cốt thép. 
  • Các vách ngăn trong tòa nhà cũng sẽ được ngăn cách bằng các bức tường bê tông hoặc xây gạch. 
  • Ngói của tòa nhà sẽ được đúc bằng bê- tông. 
  • Thời gian giới hạn sử dụng cho nhà cấp 1 lên tới 100 năm.
  • Chiều cao tương đương từ 75 -100m khoảng 20 – 50 tầng. 
  • Kết cấu chính của tòa nhà phải được làm bằng bê-tông cốt thép để gia tăng chịu lực.    
  • Cả bên trong và bên ngoài đều phải hoàn thiện trát, lát, ốp. 

Nhà Cấp 2 

Nhà cấp 2 vẫn là cấp nhà có thiết kế thẩm mỹ cao, kết cấu bền bỉ với thời gian, thiên tai. 

Với thiết kế được chăm chút tỉ mỉ, chi phí xây dựng cao lên tới hàng tỷ đồng với điện tích từ 5000 -10.000 m2.

Và theo liên Bộ Tài chính – Xây dựng  và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, thông tư  liên bộ  số 7-LB/TT ngày 30/9/1991

  • Có diện tích lớn từ 5000 – 10000 m2. 
  • Thời gian giới hạn sử dụng từ 50 – 70 năm. 
  • Hoàn thiện cấu trúc nhà cả bên trong và bên ngoài. 
  • Đối với tiện nghi trong nhà/ tòa nhà đầy đủ cho cá nhân và hộ gia đình. 
  • Cấu trúc nhà được cấu tạo từ bê tông, cốt thép hoặc xây gạch. 
  • Chiều cao giới hạn từ 15 – 50m khoảng 8 đến 20 tầng. 
  • Mái được đúc bằng bê tông hoặc sử dụng ngói Fibroocimen. 

Nhà cấp 3  

Nhà cấp 3 là loại nhà được kết hợp với tỉ lệ hài hòa giữa gạch và bê tông, cốt thép. 

Các cột trụ trong nhà và cấu trúc nà được sử dụng bê tông, tuy nhiên các bức từng xung quanh sẽ được xây dựng bằng gạch kiên cố. 

Với diện tích nhà chỉ từ 1000-5000m2 và chi phí xây dựng, thời hạn hay về chiều cao đều có giới hạn nhỏ hơn rất nhiều so với nhà cấp 1,2. 

Và theo liên Bộ Tài chính – Xây dựng  và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, thông tư  liên bộ  số 7-LB/TT ngày 30/9/1991

  • Diện tích khuôn viên nhà từ 1000-5000 m2
  • Thời gian sử dụng tối đa từ 30 – 50 năm. 
  • Chi phí xây dưng thấp hơn nhà cấp 1 cấp 2 với mức chi phí chỉ từ 700triệu đến 1 tỷ 5. 
  • Về chiều cao của tòa nhà sẽ giao động từ 10 -20m tương ứng với khoảng  4 – 8 tầng. 
  • Mái được đúc bằng bê  tông hoặc lợp mái bằng chất liệu Fibroociment. 

Nhà cấp 4 

Tại Việt Nam, thì nhà cấp 4 là loại nhà phổ biến nhất, phổ biến hơn nhiều so với nhà cấp 3. 

Với ít yêu cầu về chất lượng nhà ở, tiện ích thấp hơn các loại nhà cấp  1 2 3. 

Một điều tiện lời và thoải mái hơn hết đó là với kết cấu vững chắc nhưng chất liệu làm nhà có thể sử dụng gạch, gỗ, bê tông. Hàng rào bao quanh bằng tường gạch hoặc các chất liệu khác. 

Và thiết kế nhà cấp 4 khá đơn giản và kích thước nhà khá nhỏ nên thời gian thi công khá nhanh. Chi phí xây dựng cũng chỉ duy trì ở mức thấp phù hợp với các gia đình có thu thập vừa và thấp.  

Tiêu chuẩn xây nhà cấp 4.

  • Đối với vât liệu xây dụng thì cấu trúc nhà thì có thể sử dụng chất liệu gỗ, gạch, bê tông cốt thép. Bao quanh ngôi nhà bằng hàng rào gạch, gỗ với tường từ 11 đến 22 cm. 
  • Che chắn với ngói nhà bằng việc đúc bê tông, ngói, hoặc lợp với chất liệu  Fibroociment và các vật liệu khac có độ hoàn thiện thấp hơn. 
  • Tiện nghi sinh hoạt gia đình không gò bó theo nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu. 
  • Diện tích khuôn viên dao động dưới 1000 m2. 
  • Thời gian sử dụng tối đa là 30 năm 
  • Chiều cao tòa nhà thấp dưới 10m khoảng 4 tầng. 
  • Đối với chi phí xây dựng chỉ từ 200 – 500 triệu đối với nhà từ 2 tầng trở xuống và tùy thuộc vào yêu cầu trang trí của chủ sở hữu.
Tiêu chuẩn xây nhà cấp 4

Quy định xây nhà cấp 4.

Phải tuân theo thông tư số 03/2016/TT-BXD là quy định ở cấp công trình đối với cấu trúc và khả năng chịu lực của công trình. Và nhà cấp 4 tại thông tư này sẽ có chiều cao dưới 6 mét và diện tích sử dụng không vượt quá 1000 m2. 

Tuy nhiên về luật thì nhà cấp 4 bị mâu thuẫn và thường mắc kẹt tại 2 điều luật: 

  • Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP: Nhà cấp 4 có diện tích sử dụng dưới 1000m2 và chiều cao nhỏ hơn 3 tầng. 
  • Theo TT số 03/2016/TT-BXD: nhà cấp 4 là nhà có chiều cao xây dựng từ 1 tầng trở xuống và  xây trên diện tích nhỏ hơn 1000m2 

Điều kiện chung của cả 2 điều luật là 1000m2, tuy nhiên khoảng cách từ 1 – 3 tầng là khác nhau, vì thế cần chú ý trong quá trình xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4. 

Phân biệt nhà các cấp 1, 2, 3, 4 như thế nào? .

Như đã mô tả về đặc điểm, điều kiện xây nhà cấp 1 2 3 4 ở trên rất chi tiết và rõ ràng. Sự khác nhau giữa nhà cấp 1 2 3 4 là gì? 

Để nhận biết và phân biệt được các loại nhà, hãy tham khảo bảng phân loại nhà dưới đây. 

 

Tiêu chuẩn  Nhà cấp 1 Nhà cấp 2  Nhà cấp 3  Nhà cấp 4 
Số tầng 20 – 50 tầng  8 – 20 tầng  4 – 8 tầng  1 – 4 tầng 
Tiện nghi sinh hoạt Điện nước, nhà bếp, nhà xí, nhà tắm.  Đầy đủ tiện nghi.  Bình thường (nhà xí, nhà tắm)  Các tiện nghi sinh hoạt thấp
Diện tích sàn 10.000 – 20.000 m2  5.000 – 10.000 m2  1.000- 5.000 m2  Dưới 1000m2 
Thời gian sử dụng tối đa  lên tới 100 năm  50- 70 năm  30 – 50 năm  tối đa 30 năm. 
Vật liệu chính Bê tông, cốt thép  Bê tông cốt thép và gạch  Bê tông cốt thép và gạch  Bê tông cốt thép, gạch, gỗ,…. 

 

Những chiêu chí để phân loại nhà: 

Nhà có thể đảm bảo cho tài sản và an toàn cho người. 

Chất lượng vật liệu tốt và xây dựng nhà với vật liệu đúng quy định để đảm bảo độ bền của nhà. 

Kết cấu nhà đúng tiêu chuẩn của nhà nước. 

Đảm bảo độ vững chắc trong suốt thời gian quy định sử dụng. 

Khả năng chịu thiên tai, tác động khác không quá nguy hiểm. 

Đảm bảo phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm đúng quy định. 

nhà cấp 1 2 3 4 là gì?
Phân loại các hạng nhà

Mức thuế cho từng loại nhà cấp 1 2 3 4 ?

Đối với tính thuế cho từng loại nhà cấp 1 2 3 4, căn cứ vào mức giá thi công xây dựng của mỗi nhà thầu, mức vật liệu xây dụng tại mỗi địa phương khác nhau. 

Và để đảm bảo sự chính xác giữa thuế nhà giữa nhà nước và địa phương. Những quy định mức thuế trên từng m2 theo bảng sau:  

thuế xây nhà cấp 1 2 3 4

Khung tính giá thuế từng loại nhà:

Giá tính thuế nhà được quy định theo từng loại nhà được căn cứ vào mức giá thực hiện thi công xây dựng và mức giá trung bình tại địa phương. Nhằm đảm bảo sự tương quan mức giá thuế nhà giữa các địa phương, Liên bộ đã quy định giá thuế nhà theo bảng biểu dưới đây:

Quy định về trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 1,2,3,4 là gì? 

Hồ sơ cấp giấy phép cho nhà ở riêng lẻ. 

Bắt buộc có đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho từng loại nhà. 

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho nhà cấp 1 2 3 4 là gì? Tham khảo tại đây. 

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất đúng quy định của pháp luật. 

Bản vẽ thiết kế đất và nhà đi kèm với giấy chứng nhận sở hữu.  

Đối với các công trình có nhiều người sở hữu phải có bản cam kết đảm bảo đối với các công trình còn lại 

Quy trình cấp giấy phép xây dựng cho nhà riêng lẻ: 

B1: Chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư phải nộp tối thiểu 2 bộ hồ sơ lên cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

B2: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hoặc cá  nhân.  

B3 : Điều chỉnh lỗi sai, kiểm tra hồ sơ, biên nhận đối với hồ sơ đạt yêu cầu hoặc hướng dẫn chủ sở hữu hoàn thiện lại nếu sai quy định.  

B4 : Cơ quan đó sẽ cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức kiểm định hồ sơ. 

Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh hoàn chỉnh hồ sơ của chủ sở hữu sau 7 ngày từ ngày xác nhận hồ sơ.  

B5: Trong 12 ngày từ ngày nhận hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức họp và đưa ra quyết định đối với đơn xin đề nghị, nếu sau 12 ngày mà chủ sở hữu, chủ đầu tư không nhận được xác nhận thì có thể coi như đã xin được giấy phép. 

Địa điểm có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Để có thể xây dựng nhà thì trước hết phải xin giấy cấp phép xây dựng, nếu không xin được coi  như xây dựng trái phép và có thể tháo dỡ bỏ bất cứ lúc nào. 

Qua bài viết của Nghemoigioi này chắc chắn bạn có thể hiểu rõ tất cả  về nhà cấp 1 2 3 4 là gì? Tuy nhiên mỗi nhà sẽ có những sự khác biệt với diện tích, kích thước và trường hợp khác nhau. Từ đây giúp bạn có thể biết nhà mình ở đâu, định giá như thế nào và những quy định cần tuân theo. Nếu bạn có thêm câu hỏi cần giải đáp, vui lòng để lại dưới phần bình luận.

Giải Mã 53 Ký Hiệu Các Loại Đất Ở Việt Nam

Việc nắm rõ ký hiệu các hiệu các loại đất sẽ rất cần thiết cho việc tra cứu, tìm kiếm...

kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê nhà

Kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê nhà | 4 lưu ý đắt giá cần biết

Kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê nhà là một trong những yếu tố quan trọng. Việc hiểu biết trước...

tại sao chung cư không có tầng 4 13 14

Tại sao chung cư không có tầng 4 13 14? Những lưu ý cần thiết

Tại sao chung cư không có tầng 4 13 14? Hiện nay nhiều người đang có xu hướng lựa chọn...

phí sang tên nhà chung cư

Phí sang tên nhà chung cư cập nhật mới nhất năm 2023

Bạn đang không biết phí sang tên nhà chung cư bao gồm những loại phí nào? Các bạn đừng quá lo...

chi phí cơ hội là gì

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa, cách tính chính xác, chi tiết

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội như thế nào là chính xác nhất? Tại...

Hành lang lộ giới là gì? Quy định về lộ giới trong xây dựng

Hành lang lộ giới là gì? Làm thế nào để xác định hành lang lộ giới? Khi xây dựng công...

Chứng thư bảo lãnh là gì? Những lưu ý về chứng thư bảo lãnh?

Hiện nay khi muốn vay một số tiền lớn, nhiều khách hàng gặp lúng túng trước yêu cầu cần có...

thanh khoản là gì

Thanh khoản là gì? Ý nghĩa thanh khoản quan trọng như nào?

Thanh khoản là gì? Đây là cụm từ đã nên rất quen thuộc đối với ngành tài chính ngân hàng....