Đất SKC Là Gì? Thông Tin Cần Nhớ Về SKC
Hiện nay, đất SKC được quan tâm và sử dụng khá nhiều. Với những người nắm bắt cơ hội và biết tận dụng để xây dựng những mô hình sản xuất và kinh doanh thu lợi nhuận tốt. Vậy đất SKC là gì? Có nên mua đất SKC không? Nghemoigioi.vn sẽ cung cấp những thông tin về loại đất này cho khách hàng qua nội dung dưới đây của bài viết.
Giải nghĩa đất SKC là gì
Hiểu một cách đơn giản, đất SKC là loại hình đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh các dịch vụ phi nông nghiệp.
Đất SKC bao gồm các loại hình đất: Đất xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất các loại vật liệu xây dựng, đất sử dụng cho các hoạt động về khoáng sản, đất KCN, đất dùng khai thác nguyên liệu sản xuất gốm,…
Cũng giống như các loại đất khác, đất SKC có những quy định cụ thể và rõ ràng về các quy định khi sử dụng, khi chuyển đổi loại hình.
Những quy định sử dụng đất SKC là gì?
Hình thức sử dụng đất SKC
Theo quy định của Luật Đất đai, các hình thức sử dụng đất SKC gồm có:
- QSD đất Nhà nước: Đất được NN giao, đất được NN cho thuê, đất được NN cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng, đất được NN công nhận và được QSD.
- Nhận QSD đất SKC từ chủ thể có quyền sử dụng khác theo các hình thức: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, góp vốn.
- Thuê QSD đất SKC từ chủ thể khác.
Thời hạn sử dụng đất SKC
Tùy thuộc vào loại quỹ đất SKC mà thời hạn sử dụng cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:
- Đất được NN cho thuê QSD, giao QSD cho các hộ, các cá nhân: thời gian sử dụng không quá 70 năm và phải sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, thương mại, kinh doanh theo Quy định.
- Quỹ đất thuộc sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình không có giới hạn thời gian sử dụng.
Ngoài mục đích sử dụng vào kinh doanh, đất SKC được nhiều chủ sở hữu muốn chuyển đổi sang thành đất ở, được phép xây dựng nhà ở. ĐIều này có được không? Thủ tục ra sao?
Thủ tục chuyển đổi đất SKC là gì?
Việc chuyển đổi đất SKC sang đất ở là hoàn toàn có thể, nhưng để được cấp phép chuyển đổi cần phải đáp ứng được các tiêu chí và đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đất đai.
Tiêu chí xét duyệt chuyển đổi đất SKC sang đất ở
Nếu xây dựng nhà ở trên đất SKC là vi phạm Luật và sẽ bị xử lý cùng với bắt buộc phá dỡ nhà. Chính vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí để xét duyệt việc chuyển đổi nhằm mục đích quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi đất, tránh tràn lan, sai mục đích.
Muốn được xét chuyển đổi, đất SKC phải đáp ứng tiêu chí sau:
Trình bày rõ ràng, chính xác nhu cầu sử dụng đất SKC trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Xét duyệt dựa trên kế hoạch bố trí sử dụng đất SKC của địa phương.
Thủ tục xét duyệt chuyển đổi đất SKC là gì?
Thủ tục đầy đủ khi muốn được xét duyệt chuyển đổi đất SKC như sau:
- Đơn xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định.
- Các giấy tờ bản sao công chứng: Giấy chứng nhận QSD đất, CMND hoặc CCCD của người làm đơn.
Hồ sơ xin chuyển đổi này nộp về phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương quản lý. Đơn vị này sẽ xem xét dựa vào tiêu chí đánh giá và thẩm định hồ sơ để đưa ra quyết định có được chuyển đổi đất SKC đó không.
Nếu như vậy có nên đầu tư mua đất SKC không?
Có nên mua đất SKC không?
Mặc dù không phải là đất thổ cư, đất được phép xây nhà ở nhưng theo thực tế trên thị trường BĐS đất SKC vẫn luôn được chào đón. Thậm chí, tùy theo khu vực mà loại đất này khá “hot”.
Tùy vào mục đích sử dụng để nhà đầu tư quyết định có nên mua đất SKC hay không? Nếu để phát triển kinh doanh các loại hình được Nhà nước cho phép thì quá đơn giản, còn nếu bạn tìm hiểu kỹ càng về quy định của Pháp luật thì việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để nâng cao giá trị của mảnh đất là hoàn toàn có thể.
Vậy thì các thủ tục khi mua đất SKC là gì?
Các thủ tục cần thiết khi mua đất SKC là gì?
Chiểu theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, khi chuyển nhượng bất cứ loại đất nào cần phải đáp ứng được cả điều kiện chung theo quy định.
Điều kiện cần đáp ứng được khi chuyển nhượng đất SKC là gì?
Đất muốn chuyển nhượng cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Đất có Giấy chứng nhận QSD đất.
- Đất chuyển nhượng đang không có tranh chấp, đơn từ khởi kiện hoặc không có vướng mắc về mặt pháp lý.
- Đất đang không chịu cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
- Đất SKC đang trong thời hạn sử dụng đất.
Chuyển nhượng đất SKC nói riêng và các loại đất khác nói chung đều phải đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên cho các trường hợp: tặng, thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế,…
Có thể bạn quan tâm:
Các thủ tục mua đất SKC
Khách hàng cần lưu ý những thủ tục cần thiết sau đây khi tiến hành mua, chuyển nhượng đất SKC.
Chứng thực (công chứng) hợp đồng chuyển nhượng
Khi đã tiến hành ký kết xong hợp đồng chuyển nhượng giữa 2 bên, tiến hành công chứng hợp đồng như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, photo đầy đủ các trang theo quy định.
- Bước 2. Nộp hồ sơ xin công chứng tại cơ quan công chứng có thẩm quyền như: Phòng công chứng của Nhà nước, văn phòng công chứng tư nhân thuộc phạm vi tỉnh hoặc thành phố quản lý đất SKC.
Kê khai nghĩa vụ tài chính 2 bên khi mua đất SKC là gì?
Hồ sơ kê khai thuế TNCN và phí trước bạ gồm có:
- Tờ khai thuế TNCN theo mẫu quy định của Nhà nước;
- Tờ khai phí trước bạ theo quy định;
- Bản sao giấy chứng nhận QSD đất hoặc bản chụp và cá nhân ký cam kết vào bản chụp;
- Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất SKC;
- Cá giấy tờ chứng minh là đối tượng được miễn thuế và lệ phí (nếu có).
Có 2 lưu ý về thời điểm nộp phí trước bạ và thuế TNCN như sau:
- Trường hợp trong bản hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận thì bên mua sẽ nộp thuế thay cho bên bán, hồ sơ khai thuế cần được nộp chậm nhất là ngày thứ 10 tính từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
- Trường hợp trong hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận rằng bên mua sẽ nộp thuế thì hồ sơ khai thuế phải được nộp chậm nhất là vào thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, QSD đất.
Lưu ý thêm, thời điểm thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cùng với nộp hồ sơ khai thuế và hồ sơ lệ phí trước bạ.
Nộp hồ sơ sang tên đất
Hồ sơ để làm thủ tục xin sang tên đất SKC là gì? Sẽ bao gồm:
- Giấy đăng ký sang tên (biến động đất đai) đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo mẫu của Nhà nước.
- Giấy chứng nhận QSD đất bản gốc.
- Bản công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất.
- CMND hoặc CCCD và sổ hộ khẩu.
Các khoản chi phí cần chuẩn bị khi làm thủ tục sang tên
Cùng với việc chuẩn bị các giấy tờ đã nêu trên, khi làm thủ tục đăng kí biến động đất đai cần phải nộp những loại phí sau theo quy định:
Thuế TNCN: Khoản nộp bằng 2% giá trị của tài sản chuyển nhượng.
Phí trước bạ: Khoản nộp bằng 0,5% giá trị của tài sản chuyển nhượng.
Phí thẩm định hồ sơ: Khoản nộp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Phí đo đạc tách thửa, phí công chứng,…
Ngoài những thủ tục nêu trên, có một thủ tục tuy không bắt buộc nhưng khá quan trọng, đó là đặt cọc.
Đặt cọc
Đây là thủ tục thỏa thuận giữa 2 bên, là bên mua trả trước cho bên bán một khoản tiền thùy thỏa thuận để đảm bảo giao kết và làm các thủ tục khác.
Sẽ có 3 trường hợp xảy ra với khoản tiền đặt cọc:
- Trường hợp 2 bên đã có giao kết trong hợp đồng: Khoản tiền cọc sẽ được hoàn trả cho bên mua hoặc trừ vào khoản thanh toán.
- Trường hợp bên mua không tiếp tục thực hiện hợp đồng: Khoản tiền đặt cọc thuộc về bên bán đất.
- Trường hợp bên bán đất không tiếp tục thực hiện hợp đồng: Bên bán phải trả lại khoản đặt cọc và tiền phạt cọc theo thỏa thuận (nếu có).
Trong hợp đồng cần lưu ý về cách sử dụng từ ngữ để tránh có những ý hiểu khác nhau. Ngoài ra, có nhiều những lưu ý khác cần chú ý khi mua đất SKC.
Những lưu ý khi mua đất SKC là gì?
Với hiểu biết về đất SKC là gì? Những thủ tục mua đất SKC là gì? Cùng với những thông tin cần lưu ý sau, chắc chắn khách hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc mua bán đất SKC.
Tìm hiểu thông tin quy hoạch
Việc tìm hiểu về thửa đất SKC dự tính mua có nằm trong diện quy hoạch hay không vô cùng quan trọng. Bởi đất nằm trong quy hoạch thì không được chuyển nhượng.
Tìm hiểu thông tin tranh chấp
Bằng cách thăm hỏi người dân, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, thăm hỏi địa phương, thăm hỏi chính quyền,…để nắm được thông tin tranh chấp đa dạng ý kiến, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Tìm hiểu thông tin thế chấp vay nợ
Tầm quan trọng của việc tìm hiểu chắc chắn không cần nhắc đến, nhưng cách xác nhận thông tin có thế chấp đất SKC là gì?
Đơn giản nhất đó là xem trong giấy chứng nhận QSD đất sẽ có thông tin hoặc kèm theo giấy tờ riêng có thông tin thế chấp của đất. Nếu có giấy riêng thì sẽ có dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai giữa giấy chứng nhận QSD đất và giấy này.
Một dấu hiệu khác nếu người bán muốn giấu thông tin về việc thế chấp, quan sát ở vị trí nào đó của giấy chứng nhận QSD đất sẽ có 1 phần dấu giáp lai.
Trường hợp thế chấp cần tìm hiểu kỹ càng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua và quyền lợi của người mua đất.
Tìm hiểu thông tin người mua, người bán
Việc mua đất cần sự uy tín cao, chính vì vậy việc tìm hiểu về thông tin của các bên tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng khá quan trọng.
Nếu có được thông tin quan trọng về người bán, người mua, người môi giới sẽ hạn chế được những thiệt hại cho các bên.
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Các giấy tờ cần thiết nên được chuẩn bị chu đáo từ đầu tránh việc tốn nhiều thời gian chờ đợi.
Bên cạnh đó, cần công chứng giấy tờ để nâng cao uy tín và tránh việc làm giả giấy tờ xảy ra khá phổ biến.
Sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng
Để tránh việc hiểu sai ý, lách luật,…việc sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng nên cân nhắc kỹ càng.
Dù là đất SKC hay bất cứ loại đất nào khác, việc tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến nó trước khi giao dịch vô cùng quan trọng.
Với những thông tin nghemoigioi.vn vừa chia sẻ về đất SKC là gì và những điều cần biết về loại đất này hy vọng khách hàng đã có những hiểu biết nhất định.
Đồng thời, hy vọng những thông tin đó sẽ giúp khách hàng thuận lợi hơn trong giao dịch của mình.
Chúc thành công.