Bản Đồ Quy Hoạch TPHCM – Định Hướng Phát Triển Xã Hội Đến Năm 2025
Bản đồ quy hoạch TPHCM là thông tin đang được nhiều người tìm kiếm. Bởi những thông tin đó rất quan trọng trong việc đảm bảo các giao dịch bất động sản an toàn và hạn chế gặp rủi ro không đáng có. Vậy những thông tin về bản đồ quy hoạch TPHCM sẽ được tìm thấy ở đâu và thành phố đang có những định hướng phát triển xã hội nào cho đến năm 2025? Tất cả sẽ có trong bài viết được Nghemoigioi chia sẻ dưới đây.
Bản đồ quy hoạch là gì?
Để dễ hiểu, bản đồ quy hoạch là bản đồ phân chia, quy cách đất đô thị. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan, kiến trúc, phân bố công trình thi công, hạ tầng xã hội để cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu hoặc tổng thể.
Với bản đồ quy hoạch, người xem có thể thấy được địa điểm nào sẽ được thực hiện vì lợi ích chung của khu vực đó. Và khi có nhu cầu mua đất, bạn có thể nhận biết khu vực đó có nằm trong diện tích đất bị quy hoạch hay không.
Tổng quan về TPHCM
Với thành phố Hồ Chí Minh, đây là thành phố lớn nhất Việt Nam tính về mặt dân số và là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
Đối với những nhà đầu tư hay người đang có nhu cầu sở hữu đất, việc hiểu rõ được bản đồ quy hoạch TPHCM biết được những khu vực có tiềm năng kinh thế cũng như khả năng sở hữu đất lâu dài.
Vị trí
TP HCM có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, thành phố là khu vực tiếp giáp với:
- Phía Bắc: tỉnh Bình Dương
- Phía Tây: tỉnh Long An.
- Phía Đông: tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phía Nam: tỉnh Tiền Giang.
Đơn vị hành chính.
TP HCM được phân chia thành 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố bao gồm:
- Thành phố Thủ Đức
- Quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận.
- Huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ
Dân số
Đến năm 2022, dân số sinh sống tại TP HCM đạt trên mức 9 triệu người. Đây là khu vực đông dân nhất cả nước và sẽ còn tiếp tục tăng lên do sự phát triển kinh tế ngày càng hiện đại. Với tỉ lệ gia tăng dân số bình quân 2.28%, TP HCM sẽ tăng khoảng 200.000 người mỗi năm
Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025
Hiện nay, diện tích đất TP HCM đã đạt 2.095 m2 bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Tùy vào từng thời điểm, TP HCM sẽ có những kế hoạch, dự án quy hoạch để phát triển thành phố khác nhau. Bắt đầu vào năm 1993 và được điều chỉnh vào 1998, sau đó bản đồ được điều chỉnh đến năm 2020 và bây giờ là quy hoạch đến năm 2025
Theo định hướng của thành phố, bản đồ quy hoạch đến năm 2025 sẽ đưa thành phố đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế lâu dài. Bên cạnh đó, kế hoạch vẫn phải đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế khu vực và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, môi trường, an ninh theo hướng liên kết tất cả các vùng. Cụ thể như sau:
- Phát triển, hình thành một thành phố văn minh và hiện đại.
- Góp phần và nâng cao vào sự phát triển chung của cả nước.
- Từng bước đưa thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, dịch vụ của khu vực và Đông Nam Á.
Chính vì thế, những dự án quy hoạch ở TP HCM sẽ theo hướng đa cực. Tức là thành phố sẽ phân chia thành nhiều trung tâm khách nhau để hỗ trợ phát triển. Cụ thể như sau:
Phía nam.
Phía nam của thành phố chứa nhiều kênh rạch, sông ngòi bao gồm quận 7 và Nhà Bè. Bên cạnh đó, quỹ đất cho việc phát triển đô thị của khu vực còn nhiều nên thành phố sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thoát nước.
Phía đông.
Phía đông bao gồm thành phố Thủ Đức. Đây là nơi có hành lang đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Dây đi ngang qua. Do đó, thành phố sẽ tập trung xây dựng và phát triển đô thị dọc theo tuyến đường xa lộ Hà Nội như khu công nghệ cao, công viên phần mềm ĐHQG TP HCM.
Tây nam.
Bao gồm 3 quận gồm Tân Phú, Bình Chánh, Bình Tân. Khu vực nơi đây đã có sự phát triển cơ bản về kinh tế. Do đó, uy ban nhân dân đã chủ trương phát triển các cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện nơi đây sẵn có.
Tây bắc.
Khu vực phía Tây bắc bao gồm các quận 12, Củ Chi, Hóc Môn đều nằm ở vùng ven của thành phố. Với điều kiện sẵn có về đất đai và thích hợp với sự phát triển thành những khu đô thị mới nên thành phố sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đồng bộ hóa với khu vực chung ở HCM.
Định hướng, khoanh vùng phát triển TP HCM đến năm 2025.
Bên cạnh kế hoạch quy hoạch theo mô hình đa cực, TP HCM cũng tiến hành phê duyệt các dự án phân vùng sau:
- Vùng tập trung phát triển đô thị: bao gồm 13 quận nội khu kết hợp với 6 quận mới thuộc các đô thị mới phát triển.
- Vùng phát triển về công nghiệp: triển khai thêm ở các quận mới như Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh.
- Vùng phát triển du lịch, sinh thái: tập trung dọc theo các bờ sông Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai và khu vực sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
- Vùng nông nghiệp: kết hợp và phát triển với vành đai sinh thái tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn.
- Khu vực bảo tồn thiên nhiên: tập trung bảo tồn, phát triển và hồi phục sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng phòng hộ tại địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh.
Bản đồ quy hoạch về giao thông TPHCM đến năm 2025
Bên cạnh các dự án về đất thì quy hoạch về giao thông cũng góp phần không nhỏ đến sự vận hành và phát triển kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ và kết hoạch chung đã được đề ra, việc phát triển giao thông thành phố cho đến năm 2025 sẽ được quy hoạch như sau:
Cao tốc HCM – Mộc Bài – Tây Ninh.
Đây là đường cao tốc kéo dài 53.5km liên kết giữa TP HCM và cửa khẩu Mộc Bài giáp với biên giới Campuchia. Tuyến đường này đã được đầu tư lên tới 10.668 tỷ đồng.
Về quá trình xây dựng, thành phố sẽ chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: xây dựng cho 4 làn xe
- Giai đoạn 2: nâng cấp lên 6 làn xe
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đầu tư trong thời gian từ 2019 – 2020, dự án sẽ tiến hành xây dựng và hoàn tất trong khoảng thời gian từ 2021 – 2025. Năm 2026, tuyến được này sẽ được khai thác và được đưa và lưu thông.
Cao tốc HCM – Dầu Giây – Đà Lạt.
Với chiều dài 208 km đi qua các thành phố Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) – Liên Khương – Đèo Prenn (thành phố Đà Lạt) và tổng số vốn đầu tư lên đến 65 tỷ đồng, thành phố dự kiến sẽ chia làm 3 giai đoạn để hoàn thành.
Cao tốc HCM – Cần Thơ.
Đoạn đường cao tốc này có tổng chiều dài lên tới 174 km và đi qua 4 ga từ Bình Dương đến TP Cần Thơ. Bên cạnh đó, dự án này thuộc quy hoạch giao thông quốc gia kéo dài theo tuyến Quốc lộ 1A và đang được khai thác. Vì thế, tuyến đường này sẽ được nâng cấp và mở rộng đầu tư theo từng chặng đường từng khu vực.
Cao tốc HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Tuyến đường này sẽ liên kết TP HCM với Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Với chiều dài 69 km, cao tốc này sẽ đi qua nhiều địa bàn tỉnh thành với quy mô 6 – 8 làn xe.
Mức vốn đầu tư được dự kiến ban đầu là 24.150 tỷ đồng. Tuy nhiên, TP HCM vẫn chưa hoàn tất xong thủ tục đổ vốn đầu tư.
Cao tốc HCM – Vũng Tàu
Đây là con đường cao tốc kết nối HCM đến Vũng Tàu có chiều dài lên đến 76 km và được đi qua các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Mặc dù tuyến đường này rất tiềm năng nhưng vấn chưa được rót vốn để đầu tư.
Xem thêm:
Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai TP HCM đến năm 2025.
TP HCM sẽ tập trung huy hoạch 2 tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3, cụ thể như sau:
- Với đường vành đai 2, tuyến này được quy hoạch từ đường Nguyễn Văn Linh (ở Bình Chánh) đến cầu Phú Mỹ (ở quận 7). Sau đó, nó sẽ tiếp tục đi qua ngã tư Bình Thái (quận 9) kết nối với nút giao Gò Dưa (Thủ Đức) và cuối cùng đi ra Quốc lộ 1 vòng lại đường Nguyễn Văn Linh. Từ đó sẽ tạo nên tuyến đường vòng quanh Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 70 km.
- Còn đường vành đai 3 có chiều dài khoảng 97.7 km. Tuyến đường này sẽ kết nối các tỉnh, huyện lân cận thành phố gồm Bình Chánh, Long An, Bình Dương, Nhớ Trạch ở Đồng Nai.
Cách tra cứu thông tin về bản đồ quy hoạch TP HCM
Việc bạn biết được cách tra cứu thông tin về bản đồ quy hoạch TP HCM là điều quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành giao dịch mua bán bất động sản. Bởi thông quan thông tin đó, bạn sẽ biết được khu vực đó có tiềm năng hay không, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có.
Có 3 cách giúp bạn tra cứu được thông tin quy hoạch TP HCM:
Cách 1: Tra cứu thông tin quy hoạch tại Ủy ban nhân dân.
Khi đó, bạn có thể đến ủy ban để hỏi về tình trạng quy hoạch tại khu vực đó. Tuy nhiên, cách thức này chỉ phù hợp với những giao dịch bất động sản với những người dân trong khu vực và đòi hỏi có sự khéo léo trong giao tiếp.
Cách 2: Đến văn phòng đăng ký đất để tra cứu thông tin
Bạn có thể đến văn phòng đăng ký đất cấp huyện để nộp hồ sơ yêu cầu thông tin quy hoạch về khu vực. Trong quá trình này, bạn và chủ sở hữu đất phải đến để cơ quan chức năng thu thập thông tin cụ thể về mảnh đất đó.
Với cách thức này, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để làm thủ tục và cần phải có sự hợp tác của người bán. Nếu không được sự đồng ý của bên đó, thì những thông tin đã bị che giấu sẽ rất khó được phát hiện.
Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch online.
Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của khoa học và công nghệ, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu về thông tin quy hoạch đất tại các tỉnh thành khác nhau thông qua các trang web sau:
- Hà Nội: http://hanoi.gov.vn/
- TP HCM: https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn/ban-do-quy-hoach.html
- Đồng Nai: https://atlas.dongnai.gov.vn/
- Bình Dương: http://quyhoachxaydung.binhduong.gov.vn/
Tuy nhiên, hiện nay phần mềm vẫn còn mới và vẫn đang trong quá trình phát triển nên chưa thể hiển thị hết chi tiết từng hộ gia đình mà chỉ dừng lại ở cấp phường, xã. Do đó, thông tin bạn nhận được sẽ không nhiều. Bên cạnh đó, để sử dụng bản đồ tìm kiếm này, bạn phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ và ký hiệu được đặt trên bản đồ quy hoạch.
Lời kết.
Với những thông tin trên, Nghemoigioi đã cung cấp chi tiết cho bạn về bản đồ quy hoạch TPHCM và các tỉnh lân cận. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện được những đầu tư dài hạn của bản thân.