Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả?

Thị trường chứng khoán đã và đang trở thành một lĩnh vực đầu tư tài chính kiếm lời đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, việc kiếm lời không dễ dàng đối với những nhà đầu tư không có những kiến thức, am hiểu nhất định về thị trường này.

Một trong những điều mà nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới tham gia thị trường còn băn khoăn là: Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào?

Qua bài viết: Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả, nghemoigioi.vn giải đáp thắc mắc cho bạn, cũng như giúp bạn có góc nhìn rõ nét hơn về thị trường chứng khoán.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) viết tắt là FL là một thuật ngữ phổ biết trong lĩnh vực tài chính. Là một công cụ để doanh nghiệp tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản.

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệm với mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hay tăng thu nhập trên một cổ phần (EPS).

Đòn bẩy tài chính là gì?

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được đo ở chỉ tiêu Hệ số nợ:

Hệ số nợ cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao và ngược lại.

Một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là sử dụng đòn bẩy tài chính để bù đắp thiếu hụt vốn kinh doanh, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 

Theo phân tích kỹ thuật cho thấy: 

Trường hợp 1:  xét 2 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt (có lợi nhuận sau thuế bằng nhau) thì doanh nghiệp nào sử dụng đòn bẩy tài chính  cao hơn thì ROE và EPS cao hơn.

Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, thì ROE và EPS càng cao.

Nhưng ngược lại, với kịch bản xấu: Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho ROE và EPS sụt giảm mạnh hơn. Nghĩa là, doanh nghiệp vay nợ càng nhiều, thì mức độ “tiêu cực” càng lớn

Do vậy, có thể nói; việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn là con dao 2 lưỡi và buộc doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng

Vậy, câu hỏi đặt ra là khi sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp vay bao nhiêu thì đủ?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro. Việc chấp nhận rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào chiến lược và ý chí chủ quan của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính là một công cụ trong đầu tư tài chính
Đòn bẩy tài chính là một công cụ trong đầu tư tài chính

Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả?, trước hết web…làm rõ khái niệm đòn bẩy tài chính trong chứng khoán (Margin). Đây là thuật ngữ không còn xa lạ với nhà đầu tư. Hầu hết những nhà đầu tư đã ít nhiều sử dụng công cụ này. Đó là hình thức các công ty chứng khoán (CTCK) cho các nhà đầu tư (NĐT) vay hoặc NĐT vay trực tiếp từ Ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư hoặc tổ chức tài chính.

Giao dịch ký quỹ (Margin Trading)

Là một hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính mà nhà đầu tư có thể vay tiền từ công ty chứng khoán để mua được nhiều cổ phiếu hơn. NĐT có thể sử dụng chính những cổ phiếu mua thêm từ việc vay margin để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Giao dịch ký quỹ được hiểu như một giao dịch cầm cố mà trong đó: 

  • Công ty chứng khoán cho NĐT vay một số tiền để mua thêm cổ phiếu
  • Tài sản cầm cố chính là số cổ phiếu đang có trong danh mục của NĐT

Số tiền vay thuộc hạn mức tín dụng mà công ty chứng khoán cấp cho NĐT.

Việc cho vay margin chứng khoán, các công ty chứng khoán phải đáp ứng một số quy định của Chính phủ.

Thông thường, mỗi công ty chứng khoán sẽ có 1 danh sách thống kê những cổ phiếu được dùng đòn bẩy tài chính.

Số tiền sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán phục thuộc vào các yếu tố sau:

  • Loại cổ phiếu NĐT đang nắm giữ
  • Tình hình của thị trường chứng khoán
  • Tỷ lệ ký quỹ của từng công ty chứng khoán

Margin Call

Sử dụng margin mà cổ phiếu tăng giá thì NĐT có lợi nhuận nhiều hơn, giá trị tài sản ròng tăng lên. Ngược lại, giá cổ phiểu giảm thì lúc này giá trị tài sản ròng giảm tương ứng với đòn bẩy tài chính mà NĐT đang sử dụng.

Ví dụ: Nếu NĐT dùng đòn bẩy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, nếu dùng tỷ lệ 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.

Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, công ty chứng khoán yêu cầu NĐT bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền, chuyển cổ phiếu từ Công ty chứng khoán khác về hoặc bán cổ phiểu để giảm bớt tiền vay. Đây chính là khái niệm margin call.

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ theo giá thị trường.

Thực tế thì khi ngưỡng margin xảy ra, công ty chứng khoán có thể bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục đầu tư của bạn mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến bạn trước. 

Việc trang bị kiến thức sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả? là cách giảm thiểu margin call

Sử dụng đòn bẩy tài chính như thể nào cho hiệu quả
Sử dụng đòn bẩy tài chính như thể nào cho hiệu quả

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là con dao 2 lưỡi?

Thông qua hình thức sử dụng margin, NĐT có thẻ gia tăng tổng giá trị mua vào và gia tăng lợi nhuận khi cổ phiếu có xu hướng tăng nhưng cũng có nguy cơ làm cho tài sản “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. 

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản thì margin chính là sử dụng tiền vay để khuếch đại nguồn lợi nhuận tiềm năng. Tuy nhiên nó có 2 mặt, nó gia tăng lợi nhuận tiềm năng khi NĐT dự báo chính xách xu hướng thị trường, phân tích đúng cổ phiếu mà họ lựa chọn. Ngược lại, nếu dự báo sai thì không những có thể rủi ro mất vốn mà còn chịu thêm lãi suất vay, vì thế mà tổn thất sẽ lớn hơn.

Do vậy, trước khi sử dụng margin, NĐT cần phải nắm rõ đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả?, đồng thời phân tích kỹ mã cổ phiếu tiềm năng, xu hướng nhóm ngành, thời điểm … để sử dụng margin một cách hợp lý.

Ngoài ra, NĐT cũng phải biết rõ thời điểm dừng sử dụng margin để bảo toàn vốn. 

4 cách sử dụng đòn bẩy tài chính để hiệu quả?

Để đạt được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán, ngoài những kiến thức về chứng khoán, NĐT cũng cần có kinh nghiệm để sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán. 

Những yếu tố sau quyết định mức hiệu quả khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán.

  • Lựa chọn cổ phiếu giao dịch

Cổ phiếu giao dịch phải có tính thanh khoản cao. Các cổ phiếu đang tăng giá hoặc những mã cổ phiếu Bluechip đang dẫn dắt thị trường cũng là cổ phiếu được ưu tiên lựa chọn để sử dụng trong chiến lược này. 

Tuy nhiên, NĐT cũng cần tìm hiểu về doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng của nhóm ngành để đưa ra quyết định sáng suốt, hạn chế rủi ro.

  • Lựa chọn thời điểm giao dịch.

Một yếu tố quyết định thành công trong sử dụng đòn bẩy tài chính là  lựa chọn thời điểm thuận lợi của thị trường. 

NĐT nên vào ngay từ thời điểm đầu sóng, khi mà dấu hiệu tăng trưởng của thị trường đã rõ ràng và giảm margin khi thị trường đi vào cuối chu kỳ.

Để quyết định điểm mua phù hợp thì NĐT nên sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định được chính xác.

  • Chiến lược quản lý rủi ro

Để hạn chế rủi ro, NĐT cần có những quy tắc cho mình như: sử dụng margin trong mức độ an toàn, cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý và hạn chế ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông…

  • Tích lũy kiến thức: 

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là một công cụ không phải NĐT nào cũng làm tốt, ngay cả NĐT dày dặn kinh nghiệm cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ trước khi ra quyết định. Do vậy việc tích lũy kiến thức về đầu tư chứng khoán là vô cùng cần thiết. Với những kiến thức về doanh nghiệp, về thị trường, phương pháp và chiến lược đầu tư sẽ giúp NĐT thu được thành quả trong các giao dịch.

Lời kết

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán có thể giúp NĐT có cơ hội tăng gấp nhiều lần lợi nhuận nhưng cũng có thể mang lại rủi ro cao. Warren Buffett đã nhiều lần cảnh báo mức độ mạo hiểm của việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán. 

Trên đây là những kiến thức về sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? 4 cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả? chúc các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn và thành công!

Đất SKS Là Gì? 3 Điều Cần Biết Về Đất SKS

Trong bài viết này, cùng Nghemoigioi tìm hiểu đất SKS là gì? Và những điều cần biết về đất SKS...

Officetel là gì? Giải đáp thông tin A-Z về officetel

Officetel là gì, ưu nhược điểm hay liệu nó có phù hợp với nhu cầu của bản thân không là...

Kinh Nghiệm Mua Đất Phân Lô Bán Nền Hiệu Quả

Nếu khách hàng là người quan tâm đến thị trường Bất Động Sản hẳn không quá xa lạ với khái...

Có Nên Vay Tiền Mua Đất Hay Không?

Có nên vay tiền mua đất? Có lẽ là câu hỏi nảy ra trong đầu của rất nhiều người bởi...

Có 3 Tỷ Nên Mua Nhà Đất Hay Chung Cư?

Thông qua bài viết này, nghemoigioi.vn sẽ mang đến cho bạn những phân tích chi tiết nhất về vấn đề...

 Có Nên Mua Đất Chơn Thành Bình Phước?

Nếu quý khách hàng còn đang băn khoăn liệu có nên mua đất Chơn Thành Bình Phước thì bài viết...

Townhouse là gì? 5 lý do để “tậu” ngay Townhouse

Townhouse - một loại hình đầu tư bất động sản mới nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những...

Đất HNK Là Gì? Quy Định Đầu Tư Ra Sao?

Khi đọc các bản đồ nhà đất hiện nay, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp cụm từ HNK. Vậy...